Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đảng viên "Chi bộ Thép" với những ký ức hào hùng, bi tráng

Thứ hai, 10:30 29/04/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Cho đến hôm nay, sau hơn 50 năm kể từ ngày đế quốc Mỹ ném bom phá hoại cầu Hàm Rồng, người đảng viên của “Chi bộ Thép” năm xưa Lê Thị Thiết (làng Hạc Oa, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa luôn là tấm gương sáng về lòng dũng cảm, sự kiên trung và là tư liệu sống về một thời hào hùng của dân tộc.

Nước mắt...

Chúng tôi đến thăm bà khi những tia nắng vàng trải dài khắp trên lòng sông Mã oai hùng, những cơn gió lào thổi rát vào mặt người như báo hiệu một mùa hè ỏi ả đang đến. Men theo con đường quanh co, gập ghềnh dẫn chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ của bà Lê Thị Thiết ở làng Hạc Oa, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa, một trong những đảng viên của “Chi bộ Thép” năm xưa.

Mặc dù trước đây đã nhiều lần được nghe kể về người nữ dân quân ấy, song chúng tôi vẫn không khỏi cảm phục khi được gặp bà. Dáng người nhỏ bé, nụ cười hồn hậu luôn hiện hữu trên môi, bà đã dẫn chúng tôi đi hết câu chuyện này đến câu chuyện khác về chiến tranh, về sự hy sinh mất mát, về tình người và tình yêu trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.

Những ngày cuối tháng 4, hàng nghìn người con xứ Thanh tìm về cầu Hàm Rồng, nơi có những địa danh đã tạc vào hình hài sông núi như đồi Quyết Thắng, làng Nam Ngạn, Hạc Oa… để tưởng nhớ, kể cho nhau nghe về một thời máu lửa, oanh liệt và thắp những nén tâm hương để tri ân, ngưỡng vọng với những người đã ngã xuống cho non sông, trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ vĩ đại của dân tộc.

Cầu Hàm Rồng, địa danh đã đi vào lịch sử như một nhân chứng sống về một thời máu lửa, oai hùng
Cầu Hàm Rồng, địa danh đã đi vào lịch sử như một nhân chứng sống về một thời máu lửa, oai hùng

Hơn 50 năm đã đi qua, với bà - người đã trực tiếp tham chiến trên trận địa Hàm Rồng năm ấy, nó như một tiếng thở, nó là nỗi đau và nước mắt, là những dòng ký ức không thể nào quên, đến hôm nay mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên như vừa xảy ra đâu đó ngày hôm qua. Qua những dòng hồi ức của bà, chúng tôi như được sống lại về một thời đạn bom khốc liệt, một thời của sự hy sinh bi tráng mà hào hùng.

Năm 1965, bà Thiết vừa tròn 16 tuổi, là cô nữ sinh bước vào kỳ cuối của năm học lớp bảy. Đây cũng là lúc đế quốc Mỹ dùng B52 leo thang đánh phá miền Bắc sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam. Cầu Hàm Rồng trở thành một trong những mục tiêu phải triệt hạ bằng mọi giá của không lực Hoa Kỳ.

Thời ấy, làng Hạc Oa quê bà trở thành quân y viện tiền phương, trạm trung chuyển xăng dầu, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Suốt trong những năm từ 1965 – 1967, máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá cầu Hàm Rồng và các làng phụ cận từ 8h sáng đến 4h chiều.

Nhìn lớp người ra trận, vô số thương binh chuyển về làng sau mỗi đêm đánh B52, bà đã gác lại mộng sách đèn, đăng ký tham gia vào đội dân quân du kích của làng. Vì dáng người mảnh khảnh lại “được học hành tử tế” nên bà được phân công nhiệm vụ vừa tiếp nước cho mặt trận đồi Quyết Thắng vừa làm thủ kho lương thực.

Bất kể ngày đêm, cô dân quân có dáng người bé nhỏ Lê Thị Thiết vẫn hăng hái cùng đoàn dân công hỏa tuyến, len lỏi dọc theo những chiến hào, gánh nước, đưa cơm, tải đạn… lao vào mưa bom, tiếp tế cho các trận địa pháo phòng không, bảo vệ cầu Hàm Rồng.

Bà kể với giọng trầm lắng: “Mỗi lần tải thương, nhìn những chiến sĩ người đẫm máu, nằm thoi thóp trên cáng, mình và mọi người chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Sau mỗi đợt bom giặc ném xuống làng, lại có dăm người họ hàng, chòm xóm hiền lành không tìm thấy xác, vài căn nhà mái rạ bị lửa bom na – pan thiêu rụi, lòng căm thù giặc Mỹ lại trào lên. Có lẽ, đấy là động lực để mình và hàng vạn người dân chân chất khác quên đi sự sống chết, lao vào cuộc chiến”.

Ký ức về những năm 1965 – 1967, làng không có khái niệm “ngủ”. Bà cũng như mọi người, sau mỗi đợt bom lại tranh thủ thay nhau ăn tạm gì đó lót dạ, dựa lưng vào chiến hào chợp mắt ít phút lấy sức. Nhiều đồng đội đã ngã xuống ngay trên đôi tay gầy nhẳng, xạm đen của bà. Sự hi sinh là không thể đo đếm bằng những con số giản đơn. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại thế chân, miệt mài lao vào trận chiến.

Với sự quả cảm, gan dạ và trách nhiệm của mình, chỉ một năm sau khi tham gia vào đội du kích, bà được bầu làm Trung đội trưởng Trung đội tự vệ, phụ trách khẩu 12 ly 7, trực tiếp bảo vệ Đại đội pháo 36, mặt trận đồi Quyết Thắng và được kết nạp Đảng khi chưa tròn 18 tuổi.

“Khi ấy, các anh ở trên đắn đo lắm! Đắn đo vì mình chưa đủ tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nên sau khi có quyết định, mình phải chờ thêm mấy tháng mới được làm lễ kết nạp chính thức. Lúc đứng đọc lời thề, nước mắt cứ thế chảy mà không kìm lại được! Vui và tự hào không nói nên lời” - bà Thiết nhớ lại.

... và hy sinh

Sau thời kỳ đình chiến từ 1968 – 1970, giặc Mỹ lại tiếp tục leo thang trở lại, bắn phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng một lần nữa trở thành mục tiêu của máy bay Mỹ. Bà Thiết còn nhớ như in cái ngày giặc Mỹ trút tang thương lên quê hương của bà.

Khoảng 7 giờ tối ngày 21/4/1972, như thường lệ, sau khi mặt trời khuất sau dãy núi Hàm Rồng, bà lại cùng đại đội dân quân hơn 100 người tải lương, nước uống và đạn dược lên cho Đại đội pháo cao xạ 36. Bất thần, một phi đội máy bay phản lực, hộ tống B52, từ hướng Tây Nam, vượt qua lưới lửa pháo phòng không của ta, bổ nhào về phía làng Hạc Oa. Bà và các đồng đội chỉ kịp nhảy xuống hầm trú ẩn. Đất trời như đảo lộn, mùi phốt pho của bom napan cháy khét lẹt…

Ngay sau khi dứt tiếng bom, bà ào lên, chạy về làng. Từ sườn đồi nhìn về, làng chìm trong khói lửa. Kho xăng dầu bị trúng bom bốc cháy dữ dội. Tiếng kêu khóc, tiếng gọi tìm nhau xé lòng trong đêm.

Người đảng viên trẻ tuổi, kiên trung năm xưa bà Lê Thị Thiết giờ tóc đã bạc trắng
Người đảng viên trẻ tuổi, kiên trung năm xưa bà Lê Thị Thiết giờ tóc đã bạc trắng

Trong trận ném bom rải thảm điên cuồng này, làng Hạc Oa đã có 350 căn nhà bị phá hủy hoàn toàn, 68 dân thường (chủ yếu là người già và trẻ em) bị thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, căn nhà của gia đình bà cũng bị bom Mỹ thổi bay.

“Chạy về đến làng, chứng kiến những tang thương, chân mọi người đều khuỵu xuống nhưng tuyệt đối không ai khóc. Chỉ thấy trong lòng mình trào lên một nỗi căm hờn, uất hận… Có lẽ, chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta tại cầu Hàm Rồng cũng một phần xuất phát từ những căm hờn như thế!” - bà Thiết không giấu được những giọt nước mắt của mình khi nhắc lại thời khắc tang thương, bi tráng của làng.

Cũng trong năm 1972, Chi bộ Đảng của bà được phong tặng dang hiệu “Chi bộ Thép”. Đây là chi bộ thứ 2 tại Thanh Hóa được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý này trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cũng vào những ngày ấy, giữa lúc bom đạn ngút trời, bà cũng yêu, thứ tình cảm giản dị, trong sáng của cô gái tuổi mới lớn. Người yêu của bà là chàng thanh niên trong đội dân quân cùng làng, hơn bà 2 tuổi. Sau loạt bom đêm, giữa những chớp giật từ pháo phòng không, anh nắm lấy đôi bàn tay chai sần mà ấm nóng của bà, nói trong hơi thở “Mình cưới nhau nhé!”. Bà vui lắm nhưng có thể hạnh phúc sao được khi quê hương còn chìm trong lửa thù.

Bà gật đầu đồng ý nhưng đưa ra với anh một điều kiện: “Phải sau khi Bắc Nam liền một dải, đất nước hoàn toàn độc lập, mới tổ chức lễ cưới”. Anh không nói thêm gì, chỉ nhìn thật lâu vào mắt bà rồi gật nhẹ. Ngay trong sáng hôm sau, anh nhập ngũ, theo những đoàn quân hối hả vào Nam. “Sau này, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, nhiều đêm nằm ngẫm lại, mình thương anh ấy quá. Thương cho một mối tình đẹp. Nhưng chỉ thương thôi chứ chưa bao giờ mình hối hận vì những điều đã qua” - bà hồi tưởng.

Sau này khi cuộc chiến đã kết thúc, Nam Bắc thống nhất, bà được cấp trên cử đi học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng rồi được trường giữ lại công tác cho đến khi về nghỉ hưu. Trở lại làng Hạc Oa, cha mẹ già khuất bóng, anh chị em trong gia đình mỗi người một cuộc sống riêng. Bà gom chút vốn liếng dành dụm được, cất lại căn nhà của bố mẹ trên nền đất xưa, chăm chút cho đứa con nuôi.

Có lẽ, những người đã đi qua cuộc chiến, chứng kiến tất cả những đau thương mất mát, những khốc liệt, li loạn, những hân hoan như bà, giờ chỉ còn sống bằng những mảnh ký ức có đôi khi là rời rạc, chắp nối.

“Vì sao bà không lập gia thất khi đất nước đã thống nhất?!” – tôi thắc mắc. Bà cười buồn buồn bảo: “Sau khi hòa bình lập lại, cũng có vài người đến ướm lời, chắp duyên nhưng mình không thực sự rung động trước ai. Có lẽ những tinh khôi, bỡ ngỡ ban đầu trao gửi trong cái đêm bom đạn năm xưa hết rồi. Thời gian trôi qua, mình cũng quên luôn ý định tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần khi xế bóng!

Nói vậy thôi, nhưng mình còn sống đến hôm nay cũng đã là may mắn hơn rất nhiều đồng đội! Với những người thế hệ mình, được thấy quê hương, đất nước đổi mới – đấy cũng là một hạnh phúc lớn lao không dễ gì ai cũng có được!”.

Ngọc Hưng – Viết Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 24 phút trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Thời sự - 58 phút trước

GĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Giáo dục - 1 giờ trước

Năm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 11 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 12 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Giáo dục - 14 giờ trước

Những năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Giáo dục - 15 giờ trước

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 15 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

Top