Người Hà Nội hiến kế để “nói không” với thịt chó
GiadinhNet - Ngay sau khi UBND TP Hà Nội ban hành văn bản tăng cường quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó mèo, dư luận đã đồng tình ủng hộ. Thậm chí, nhiều người đã hiến kế để Thủ đô “nói không” với thịt chó, mèo.
Dư luận đồng tỉnh ủng hộ phương án cấm sử dụng thịt chó, mèo của TP Hà Nội. Ảnh: TL
Cần “nói không” với món khoái khẩu
Thống kê của UBND TP Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại và 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại. Đặc biệt, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, đã có 5.098 người bị súc vật cắn được điều trị dự phòng. Trong đó, có đến 87% là nguyên nhân do chó cắn. Ngoài ra, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo tại địa bàn không những tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, như bệnh dại, xoắn khuẩn, tả… mà còn tạo ra những hình ảnh phản cảm đối với quan khách quốc tế, ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại.
Vì vậy, bằng văn bản số 4170, UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan cùng các địa phương thống kê, rà soát, lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn; tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đối với bệnh dại. Tiêm phòng triệt để với chó, mèo trong diện phải tiêm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng; khuyến khích đeo thẻ để nhận diện chó, mèo đã được tiêm dại. Đặc biệt, là công tác kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống bệnh dại và các hoạt động kinh doanh, giết mổ chó, mèo trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức để phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Từ đó, người dân nhận thức và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
Ngay sau khi văn bản được phát đi, rất nhiều người dân đã lên tiếng đồng tình, ủng hộ. Thậm chí, nhiều ý kiến đề nghị UBND TP Hà Nội cần cấm hẳn việc người dân giết, mổ động vật như chó, mèo làm thực phẩm. Anh Lê Huy Hoàng (42 tuổi, ở Chính Kinh, Thanh Xuân) đưa quan điểm: “Việc giết, mổ một con vật vừa thông minh, vừa trung thành là quá tàn bạo với chúng. Xã hội văn minh không thiếu gì thứ để dùng làm thực phẩm. Vì vậy, tôi ủng hộ cách làm của Hà Nội và mong muốn, thành phố cần quyết liệt, mạnh mẽ để mọi vấn đề được triển khai nhanh chóng, gọn ghẽ”.
Chị Lê Hoàng Mỹ Anh (25 tuổi, ở Võ Chí Công, Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi là người cực kì yêu động vật và ủng hộ việc không sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm. Tuy rằng không ít người còn coi đây là món khoái khẩu, đặc sản… nhưng chó là loài vật trung thành, là bạn thân thiết của nhiều người, chúng ta không nên chỉ để thoả mãn nhu cầu khẩu vị bản thân mà nhẫn tâm ăn thịt chính những “người bạn” của mình. Chưa kể những người thường xuyên đi trộm chó để đáp ứng nhu cầu cho các cơ sở chế biến, lò mổ. Tôi thấy, không chỉ riêng người dân Hà Nội mà nhiều người ở các địa phương khác cũng từ bỏ ý định dùng thịt chó, mèo làm thực phẩm”.
Chị Mỹ Anh tiếp lời: “Nhiều người coi việc ăn thịt chó, mèo là nét văn hoá truyền thống, là đặc sản… Tuy nhiên, ở các nước trên thế giới, đơn cử như nước Mỹ, đều cấm người dân ăn thịt chó. Thậm chí là đưa cả lệnh cấm này vào luật để bảo vệ động vật. Tôi cho rằng, Việt Nam cũng cần có những tính toán tương tự để bảo vệ động vật vô tội. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn thực phẩm từ chó, mèo cũng dễ dàng nhiễm độc từ những các thủ đoạn câu trộm của “cẩu tặc”. Vì vậy, cấm sử dụng thịt chó, mèo là không tiếp tay cho “cẩu tặc””.
Trăm mưu nghìn kế để “cấm vận” hiệu quả
Mặc dù nhiều người dân ủng hộ, tuy nhiên cũng có không ít ý kiến lo ngại về tính khả thi của văn bản trên của Hà Nội. Đặc biệt là trong bối cảnh, thịt chó, mèo đã trở thành món “khoái khẩu” trong tâm thức của nhiều người dân. Là một trong những công dân của Thủ đô, anh Đoàn Quý Vương (34 tuổi, ở Đại Kim, Hoàng Mai) thẳng thắn: “Quản lý chặt việc mua bán chó, mèo thì các địa phương rất khó thực hiện. Theo tôi phải tăng cường kiểm tra giấy phép kinh doanh, kiểm tra các điều kiện về an toàn thực phẩm… thì mới mong hiện thực hóa chủ trương này”.
Ông Bùi Văn Hiển (68 tuổi, ở Hoàng Ngân, Nhân Chính) cho hay: “Phố Quan Nhân ngày đêm tấp nập cảnh mua bán thịt chó. Thỉnh thoảng, gia đình tôi phải hứng chịu những mùi thực phẩm này sộc vào nhà. Cực kỳ khó chịu. Thịt chó là món ăn mất vệ sinh. Còn quán nhậu có thịt chó là nơi tích tụ sự ồn ào, xô bồ, không văn minh. Nhìn những cửa hàng thịt chó trên phố Quan Nhân là ví dụ. Thịt chó chín, sống bày ngay trên vỉa hè, xe cộ đi lại xả nhiều khói bụi, rất mất vệ sinh. Đặc biệt, từ những vụ chó cắn trẻ em rất thương tâm xảy ra gần đây, tôi cho rằng, để nuôi chó an toàn thì đối với chó loại to, cần có chuồng nuôi đảm bảo, ra đường phải có đầy đủ các phương án hỗ trợ đảm bảo an toàn cho người dân. Với việc ăn thịt chó thì cần cấm hẳn. Bởi ăn thịt chó là thể hiện một xã hội chưa văn minh. Kèm theo đó là tăng cường tuyên truyền các lợi, hại của việc ăn thịt chó. Đặc biệt là cần nhấn mạnh vào mối nguy hiểm của bệnh dịch từ thịt chó. Hơn nữa, cấm ăn thịt chó sẽ hạn chế tối đa những vụ trộm chó. Đồng thời, đưa hành vi trộm chó vào khung xử phạt cao nhất có thể để thể hiện sự quyết liệt đến cùng của Hà Nội”.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có gần 500.000 con chó, mèo. Trong đó, với mục đích nuôi để giữ nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích khác như: Làm cảnh, kinh doanh, hoặc làm thực phẩm; có trên 1.000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh.
Bảo Loan
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 19 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 51 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 53 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.