Người hay ăn khoai lang cần lưu ý
Nhiều người kể cả những người trẻ có xu hướng lựa chọn khoai lang để ăn hàng ngày vì cho rằng có lợi cho tiêu hóa và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Việc ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không, cần lưu ý gì?
1. Lợi ích sức khỏe của khoai lang
Khoai lang là loại rau củ ít calo, chứa nhiều tinh bột, giàu chất xơ , giàu vitamin C, B, A và D và các khoáng chất như kali, sắt, canxi, magie, kẽm, phốt pho, kali, protein và một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Một số loại chứa beta-carotene (tiền vitamin A ), trong khi một số loại chứa carotenoid và anthocyanin, được ghi nhận là có lợi cho cơ thể. Khoai lang giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của các cơ quan thiết yếu, chẳng hạn như tim và thận.

Khoai lang ít calo, giàu dinh dưỡng, là thực phẩm phù hợp với nhiều người.
Thông tin dinh dưỡng của khoai lang, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một củ khoai lang chín vừa (114 g) còn vỏ chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 103
- Carbohydrate: 24 g
- Tổng lượng đường: 7 g
- Chất xơ : 4 g
- Chất đạm: 2 g
- Chất béo: 0
- Natri: 41 mg
- Kali: 542 mg
- Vitamin C: 22 mg
- Vitamin A: 1.100 mcg RAE
Một số lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe như:
Tốt cho người bị đái tháo đường : Khoai lang giúp duy trì lượng đường trong máu vì chúng có chỉ số đường huyết thấp. Một nghiên cứu cho thấy khoai lang cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc đái tháo đường type 2.
Đặc tính chống oxy hóa góp phần giảm nguy cơ ung thư: Khoai lang có thể làm giảm nguy cơ ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Chúng giàu beta-carotene (một loại tiền vitamin) được chuyển đổi thành vitamin A (một chất chống oxy hóa). Carotenoid (sắc tố màu cam) và anthocyanin (sắc tố màu tím) trong khoai lang có đặc tính chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra, ngăn ngừa tổn thương tế bào và nguy cơ ung thư.
Khoai lang giàu chất xơ: Việc hấp thụ nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng. Chất xơ cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy sự đều đặn và duy trì sức khỏe đường ruột tốt. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe đường ruột và mỗi củ khoai lang cỡ trung bình chứa khoảng 15% giá trị hàng ngày.
Khoai lang cũng chứa tinh bột kháng, được lên men trong ruột kết. Quá trình lên men này tạo ra các acid béo chuỗi ngắn giúp hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và sức khỏe đường tiêu hóa, theo một nghiên cứu năm 2022 trên Microorganisms. Chúng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.
Nghiên cứu tương tự cũng phát hiện ra rằng chất xơ giúp hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong hệ vi sinh đường ruột, mặc dù cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh đái tháo đường, Tiêu hóa và Thận Hoa Kỳ, ăn đủ chất xơ là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón.
Điều hòa huyết áp: Khoai lang rất giàu kali. Những người tăng huyết áp có thể nhận lợi ích khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này. Kali giúp giảm natri trong máu. Cả hai yếu tố này đều giúp duy trì mức huyết áp tốt, từ đó duy trì hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
Sức khỏe tim mạch: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol xấu, hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Tất cả các yếu tố này bảo vệ và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim.
Theo một nghiên cứu năm 2018 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và vitamin C, cũng có trong khoai lang, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, khoai lang giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa.
Ngăn ngừa béo phì: Khoai lang tím có tác dụng giảm viêm và giúp giảm cân bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mỡ, giúp ngăn ngừa béo phì.
Cải thiện sức khỏe mắt: Beta-carotene trong khoai lang chuyển hóa thành dạng hoạt động của vitamin A, đây là thành phần thiết yếu để hình thành các thụ thể phát hiện ánh sáng bên trong mắt. Vitamin A và anthocyanin bảo vệ các tế bào mắt khỏi bị tổn thương và giảm nguy cơ mất thị lực. Trên thực tế, mỗi củ khoai lang cỡ trung bình chứa 122% giá trị vitamin A hàng ngày dưới dạng beta carotene.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất chống oxy hóa, bao gồm beta carotene, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và các bệnh về mắt khác. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này một phần là do chất chống oxy hóa chống lại tổn thương mắt do ánh sáng xanh hoặc tia cực tím.
2. Ăn khoai lang cần lưu ý gì?
Những người bị bệnh thận nên tránh ăn khoai lang: Do khoai lang có hàm lượng oxalat cao, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận canxi oxalat, loại sỏi thận phổ biến nhất. Ngoài ra, vì thận hoạt động không bình thường không thể loại bỏ kali khỏi cơ thể, gây ra mức kali cao có thể gây hại. Tuy nhiên, có thể giúp giảm nguy cơ hình thành loại sỏi thận này bằng cách kết hợp khoai lang với các loại thực phẩm giàu canxi như pho mát hoặc sữa chua. Điều này giúp canxi và oxalat liên kết với nhau trong hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Nên ăn khoai lang điều độ.
Có thể khiến da chuyển sang màu cam nếu tiêu thụ quá nhiều: Một trong những lợi ích lớn nhất của khoai lang là hàm lượng vitamin A. Tuy nhiên, theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), một bộ phận của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, tiêu thụ quá nhiều khoai lang có thể khiến da chuyển sang màu vàng cam. Đây là một tình trạng vô hại được gọi là carotenodermia và bạn có thể đảo ngược tình trạng này bằng cách tránh xa các thực phẩm giàu vitamin A trong một thời gian.
Ảnh hưởng nếu đang dùng một số loại thuốc: Khoai lang rất giàu kali, khi dùng chung với các loại thuốc làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc chẹn beta có thể gây ra các vấn đề liên quan đến lượng kali dư thừa trong cơ thể.
Người ăn kiêng: Khoai lang giàu carbohydrate, do đó, những người đang trong chế độ ăn hạn chế carbohydrate nên tránh ăn quá nhiều khoai lang.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 20 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 21 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.