Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mắc bệnh tim, thận nếu uống nước theo cách này hãy bỏ ngay nếu không sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng

Chủ nhật, 07:00 02/07/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Việc uống nước để thanh lọc cơ thể là tốt, là cách tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với một số người, nhất là những người mắc bệnh thận, bệnh tim.

Mật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụngMật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụng

GĐXH - Nếu đang uống mật ong, bạn hãy chọn cho mình thời điểm phù hợp, tùy theo mục đích của mình để phát huy công dụng tốt nhất.

Mặc dù việc uống nước có lợi cho sức khỏe, nhưng vừa qua, các bác sĩ tại bệnh viện Đài Loan (Trung Quốc) cho biết đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 60 tuổi phải nhập viện cấp cứu gấp do uống nhiều nước vì nghĩ uống nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe.

Được biết, bệnh nhân có tiền sử tiểu đường và bệnh tim, phải dùng thuốc trong thời gian dài. Do sợ rằng lượng thuốc lớn đưa vào cơ thể sẽ gây độc, và nghe nói thói quen uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc, giải độc, nữ bệnh nhân quyết tâm làm theo.

Việc uống nước để thanh lọc cơ thể là tốt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mỗi ngày, người phụ nữ này uống 2,5 lít nước và ăn thêm nhiều trái cây mọng nước, uống canh hầm. Duy trì kiểu ăn uống này được 2 tuần, bà bắt đầu có triệu chứng khò khè, khó thở, hơi thở yếu... nên gia đình phải đưa đi khám. 

Qua xét nghiệm và chụp X-quang, bác sỹ phát hiện toàn bộ phổi của bệnh nhân đã trắng xóa. Bà còn bị suy tim nghiêm trọng. Các bác sĩ đã điều trị tích cực, theo dõi, đồng thời điểu điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Hiện, bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.

Theo bác sỹ, việc uống nước để thanh lọc cơ thể là tốt, là cách tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với một số người, chẳng hạn như người bị suy tim và bệnh thận. Cơ thể người suy tim không thể thải nước theo cách bình thường do trái tim không hoạt động đủ mạnh để đẩy nước ra ngoài. Người bị bệnh thận cũng không loại bỏ nước một cách dễ dàng do chức năng thận kém đi. Do đó, họ chỉ được uống nước vừa phải.

Nước nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia y tế, hơn một nửa (60%) trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước. 2/3 trong số đó nằm trong tế bào và 1/3 nằm trong máu và các mô giữa tế bào. Cơ thể cần giữ nước ở trạng thái cân bằng với lượng nước nạp vào bằng lượng nước mất đi. 

Hầu hết mọi người cần tổng cộng 2 lít nước mỗi ngày, dù còn tùy thuộc vào cân nặng, nhiệt độ môi trường xung quanh và mức độ hoạt động thể chất. Nước có thể mất đi thông qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở.

Mức tiêu chuẩn 2 lít nước mỗi ngày bao gồm lượng nước đến từ đồ uống lẫn thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, là nguồn cung cấp nước đáng kể. Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn càng nhiều trái cây và rau thì lượng nước càng cao. 

Hầu hết các loại trái cây chứa hơn 80% nước. Ví dụ dưa, các loại trái cây họ cam quýt, đào, dâu tây và quả mâm xôi chứa khoảng 90% nước. Các loại rau cũng chứa hơn 85% nước. Trong đó, xà lách, cà chua, dưa chuột, cần tây, củ cải và bí xanh có khoảng 95% nước.

Các đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà, nước tăng lực, các loại nước ngọt, bia, rượu đều có tác dụng lợi tiểu, khiến người uống đi tiểu nhiều hơn so với lượng tiêu thụ. Vì vậy, nếu dùng những đồ uống này cần bổ sung nước để duy trì trạng thái cân bằng.

Việc uống nước để thanh lọc cơ thể là tốt - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước

- Đói và thèm đồ ngọt: Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt.

- Đi tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.

- Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Nước tiểu sẫm màu hơn, đậm đặc hơn có thể cho thấy bạn đang trong tình trạng mất nước.

- Khô da: Khô da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể thiếu nước.

- Miệng khô và có mùi hôi: Cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.

- Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến hoạt động của não và hệ tuần hoàn gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

3 lưu ý khi tắm buổi sáng nhất định phải biết để phòng bệnh3 lưu ý khi tắm buổi sáng nhất định phải biết để phòng bệnh

GĐXH - Không nên tắm ngay sau khi đi tập thể dục, khi cơ thể đang đổ mồ hôi; không nên tắm buổi sáng khi cơ thể đang rơi vào trạng thái mệt mỏil; và không nên tắm ngay sau khi ăn no.

Rau ngải cứu và những tác dụng bất ngờ đối với phụ nữ

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 12 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top