Người mẹ chống hủ tục, cứu những sinh linh bị chối bỏ
GiadinhNet - Chứng kiến những sinh linh đỏ hỏn cận kề cái chết, một người phụ nữ chẳng nghĩ ngợi gì mà dùng thân mình đỡ những đòn roi, gậy gộc đang hướng thẳng vào đứa bé… Không những thế, người phụ nữ ấy còn đón nhận những đứa trẻ bị chối bỏ về nuôi và xem như con ruột của mình.
Hủ tục lạc hậu
Người phụ nữ được nói đến là bà Đinh Nay Huỳnh (59 tuổi, trú tại làng Tung Ke, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Nghe câu chuyện bà Nay Huỳnh một mình đứng lên chống lại những hủ tục lạc hậu, cứu biết bao mảnh đời trên bờ vực cõi chết trở về nhiều năm trước, chúng tôi đã tìm đến nhà bà vào một ngày cuối tháng 3/2019 nắng như đổ lửa. Sau khi vượt qua chặng đường hơn 50km từ TP Pleiku, vượt qua đèo Tung Ke uốn lượn, chúng tôi cũng hỏi thăm được đến nhà người phụ nữ già.
Ngôi nhà nhỏ ọp ẹp những ngày nắng cháy chẳng khác nào cái lò nung rực lửa. Thấy có khách đến chơi, bà Nay Huỳnh cùng người con của mình vội vã chạy ra trước nhà đón khách. Với thân hình nhỏ thó, nước da đen nhẻm, bà Nay Huỳnh mời chúng tôi vào nhà và rót ly nước mát mời khách.
Bên trong căn nhà còn hoang sơ và tồi tàn, ngôi nhà nhỏ của 4 mẹ con bà chẳng có gì giá trị ngoài những vật dụng gia dụng cũ kỉ, gỉ sét.
Ngồi dưới nền nhà, bà Nay Huỳnh kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện có lẽ sẽ ám ảnh bà cả cuộc đời. Người phụ nữ này cho hay, từ xưa người Bana quan niệm rằng, khi người mẹ vừa sinh con mà qua đời thì rất xui xẻo, đứa bé sẽ mang đến điều không tốt cho buôn làng. Do đó, đứa bé bắt buộc phải chôn theo mẹ, để linh hồn người mẹ sẽ được siêu thoát. Không chỉ có vậy, nếu người con gái trong buôn làng “chưa chồng mà chửa” cũng phải tự tay bóp chết đứa con mới sinh ra để người dân trong buôn không gặp điều xấu và có cuộc sống ấm no, tốt đẹp (?).

Bà Nay Huỳnh cùng các con sống trong căn nhà nhỏ, nắng thì nóng đổ lửa, mưa thì dột nát. Ảnh: Đức Huy
Do vậy, người dân trong làng chẳng ai dám đứng lên chống lại luật tục lạc hậu này, mà cứ thế ngày càng nhiều những đứa trẻ vô tội bị chôn sống. Những câu chuyện đó đã được bà Nay Huỳnh chứng kiến từ những ngày còn nhỏ cho đến khi bà lớn lên vẫn bị ám ảnh mãi không thôi.
Bà nhớ, cách đây khoảng 10 năm, khi bà đang là giáo viên tiểu học. Lúc bấy giờ bà hay tin chị Đinh N có thai khi chưa có chồng. Đến khi chị sinh con ra, dân làng bắt phải giết đứa bé để không phải gặp điềm xui xẻo.
“Tội nghiệp cái N, yêu nhau rồi có con nhưng chưa cưới nên dân làng không ai chịu. Đến khi mọi người vào bóp, đánh chết đứa nhỏ, N chỉ biết khóc ngất vì bất lực. Ngày hôm sau mình mới biết nên chẳng làm được gì, xót xa lắm, tội cả mẹ và con, đứa bé chẳng có lỗi gì cả mà phải chết oan”, bà Nay Huỳnh buồn rầu nói.
Chống lại hủ tục
Cái chết của những đứa trẻ sơ sinh, giọt nước mắt của người thân, của người mẹ đứt ruột đẻ con ra cứ thế ám ảnh từ miếng ăn cho đến giấc ngủ của bà Nay Huỳnh. Do đó, bà quyết định không ngồi yên nữa mà đứng lên chống lại hủ tục, cứu những sinh linh vô tội.
Ngay sau đó, bà trình báo sự việc lên cơ quan chức năng và cùng chính quyền đến từng buôn làng, hộ gia đình vận động mọi người bỏ hủ tục lạc hậu. Cũng từ đó, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữ xã để tiện việc tuyên truyền, vận động bà con. Cứ thế ngày ngày bà lại rong ruổi đi bộ đến từng nhà dân tuyên truyền, động viên mọi người nên bỏ hủ tục lạc hậu đó đi. Bà kể những câu chuyện buồn, những hậu quả để lại sau những lần tuân theo hủ tục để động vào lòng trắc ẩn của mỗi người. Tuy nhiên, hủ tục đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân khiến bao công sức của bà dường như đi vào ngõ cụt.
Bà Huỳnh nhớ, năm 2005 bà nhận được hung tin rằng một đứa bé sẽ bị bóp chết do chị Đinh S chồng đã mất lâu, bỗng dưng nay lại có thai. Người thân và bà con dân làng cho rằng chị phản bội chồng nên nhất quyết đòi giết đứa bé. Khi hay tin, bà Nay Huỳnh cùng chính quyền xã tức tốc đến với hy vọng có thể cứu 2 mẹ con.
Khi đến nơi, bà chứng kiến cảnh người phụ nữ đang đau đớn trong cơn đẻ. Còn những người xung quanh, gia đình người chồng đã mất đang cầm sẵn gậy gộc với khuôn mặt dữ tợn đứng xung quanh chực chờ giết đứa trẻ. Mặc nhiên khi đó, chẳng có ai an ủi, săn sóc cho người phụ nữ đang đau đớn mà chỉ đợi đứa bé chào đời để tước đoạt mạng sống.
Thấy cảnh rùng rợn trước mắt, bà Nay Huỳnh không nghĩ ngợi gì mà lao vào đỡ đẻ cho bà mẹ trẻ. Sau nhiều phút quằn quại trong đau đớn, cuối cùng đứa bé cũng òa khóc chào đời. Bà Nay Huỳnh vội cắt rốn đứa trẻ rồi đưa đến trạm xá để cứu chữa.
Vừa ôm đứa bé bỏ chạy, bà Nay Huỳnh vừa phải lấy thân mình che những đòn roi từ người thân của gia đình chồng chị Đinh S đang hướng thẳng đứa trẻ mà vụt. Khi đứa bé vừa được trao cho y tá cũng là lúc bà Nay Huỳnh ngất lịm đi. Đứa bé sau đó được một cán bộ tại trạm y tế nhận nuôi để tránh bị dân làng làm hại. Sau này, đứa trẻ ấy nhận bà Nay Huỳnh làm mẹ đỡ đầu, người có công ơn to lớn cứu sống sinh linh nhỏ bé ngày ấy.
Sau khi cứu sống được đứa trẻ, bà Nay Huỳnh mới cảm thấy nhẹ nhõm, bớt day dứt sau nhiều lần chứng kiến cảnh đau lòng. Cứ thế, ngày này qua tháng khác bà vẫn tuyên truyền đến người dân bỏ những hủ tục lạc hậu để không làm hại sinh linh nào nữa.
Tuy nhiên, mong muốn của bà có gia đình ngộ ra và đồng ý gạt bỏ hủ tục, nhưng bên cạnh đó cũng có một số người vẫn giữ tập tục xưa.
Bà nhớ vào năm 2012, khi đang đi làm bà bỗng nghe tin chị Đinh Hem đang mang thai tháng thứ 7 bị ngộ độc thuốc trừ sâu nên đã qua đời. Đến khi qua nhà viếng, bà Nay Huỳnh mới phát hiện người chị Đinh Hem còn ấm, đứa bé trong bụng vẫn đạp dữ dội. Ngay lập tức, bà hét lớn lên “Cái Hem nó còn sống, đứa bé cũng còn sống. Đưa 2 mẹ con nó vào bệnh viện ngay, phải cứu lấy mạng sống của đứa bé”.
Khi mọi người còn đang bàng hoàng, không biết chuyện gì xảy ra thì bà Nay Huỳnh vội cõng chị Hem vào bệnh viện cấp cứu. May mắn, ông trời đã không tước đi mạng sống của đứa trẻ. Còn Đinh Hem không qua khỏi nên gia đình đòi đưa đứa trẻ về chôn cùng mẹ.
Tuy nhiên, khi ôm đứa trẻ trong lòng, bà Nay Huỳnh không kiềm được nước mắt. Bà không muốn thêm một đứa trẻ vô tội nào phải bị tước đoạt mạng sống. “Khi đó, mình chỉ biết ôm chặt đứa trẻ vào lòng vì không muốn ai cướp mất ra khỏi vòng tay. Lúc đó mình cũng nghĩ người mẹ đã mất cũng không muốn con mình phải chết, vì nó không có tội, nó còn tương lai tươi sáng phía trước. Thế rồi, sau khi về nhà mình đã đến UBND xã làm giấy khai sinh và đặt tên cho cháu là Đinh Nay Thương để không ai phát hiện. Mình chỉ hy vọng con lớn lên sẽ được mọi người yêu thương, đùm bọc…”, bà Nay Huỳnh tâm sự.
Đưa ánh mắt về phía xa, bà Nay Huỳnh nở nụ cười hiền nói, hiện nay xã hội tiên tiến, người dân đã nhận thức được hủ tục chôn con theo mẹ là không đúng, nên đã bỏ dần.
“Nhiều người muốn có con không được, còn ở đây họ chỉ vì hủ tục lạc hậu mà nỡ sát hại chính máu mủ, ruột thịt của mình. Do đó, tôi luôn sẵn sàng đón nhận những đứa trẻ bị hủ tục hắt hủi. Tuy nhiên, tuổi tôi cũng già rồi, tôi chỉ hy vọng mọi người hãy nghĩ thoáng, đừng để tục lệ xưa cũ khiến những sinh linh bị chết oan uổng. Vì những đứa trẻ ấy không có tội, chúng được sinh ra và lớn lên để làm những điều có ích cho xã hội. Giờ đây, 2 người con còn lại của tôi cũng công tác ở xã để có thể góp chút sức lực giúp đỡ buôn làng”, bà Nay Huỳnh trầm ngâm nói.
Đức Huy

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 14 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 14 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 16 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.