Người mẹ có hai con gái đều mắc bệnh ung thư vú
Khi con gái thứ hai bị bệnh, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh có thể là yếu tố gen.
Trong 10 năm (năm 2004 và năm 2014), bà An Thị Khanh (Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) hai lần đón nhận tin 2 cô con gái của mình bị mắc căn bệnh ung thư vú. Khi con gái thứ hai bị bệnh, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố gen.
“Con gái thứ hai của tôi cũng từng điều trị tại một bệnh viện tuyến trung ương. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ có thông báo với gia đình, con gái tôi không phẫu thuật hay xạ trị được. “Còn nước còn tát”, gia đình tôi không bỏ cuộc và vẫn tiếp tục đồng hành cùng con trong hành trình giành giật sự sống”, bà Khanh nói.
Điều may mắn đã xảy ra với gia đình khi cả hai người con của bà sau một thời gian điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, tới nay sức khỏe vẫn ổn định. Hiện con gái thứ 3 của bà Khanh chưa phát hiện ung thư vú nhưng vẫn đi khám định kỳ.

Theo bà Khanh, khi con gái thứ hai bị bệnh, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố gen. Ảnh: HN
“Tôi cũng từng bị u xơ tử cung và đã cắt bỏ cách đây 20 năm. Nhiều lúc tôi nghĩ, nếu không cắt bỏ sớm có lẽ tôi cũng có khả năng mắc bệnh. Từ kinh nghiệm của bản thân và gia đình, theo tôi, mọi người nên đi tầm soát ung thư càng sớm càng tốt để phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị đúng”, bà Khanh chia sẻ.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết so với 10 năm trước đây những hiểu biết của người dân về việc đi khám sức khỏe định kỳ cũng như tự khám vú, hay tham gia các chương trình khám sàng lọc miễn phí ngày càng gia tăng.
“Từ năm 2015 đến nay, chúng tôi cũng tham gia các chương trình sàng lọc phát hiện bệnh ung thư vú do Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị khác tổ chức. Trong nhóm được sàng lọc, năm đầu tiên có 6 trường hợp, năm thứ 2 là 5 trường hợp, năm thứ 3 là 3 trường hợp được chúng tôi phát hiện sớm bệnh căn bệnh này. Tỷ lệ người dân tái khám sau mỗi năm tăng cho thấy họ đã quan tâm tới sức khỏe của mình và đi khám định kỳ”, PGS.TS Phương cho hay.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương. Ảnh: HN.
Trước đây những trường hợp phát hiện ung thư vú thường khi sờ thấy khối u to ở vú, thậm chí một số trường hợp có tổn thương di căn hạch nách và di căn hạch cổ. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn muộn di căn hạch nách và cổ đã thấp hơn, phát hiện bệnh ung thư vú khi khối u kích thước dưới một cm.
Trong đó, các đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư vú được chỉ ra là những người có tiền sử gia đình có bà, dì, mẹ, con gái, chị, em gái bị ung thư; có đột biến gen BRCA1, BRCA2; tuổi cao từ 40 trở lên; phụ nữ có tiền sử chiếu xạ vùng ngực; hành kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) có thể đi tầm soát ở tuổi 35 thay vì 40 tuổi như với các phụ nữ bình thường khác; phụ nữ mang thai muộn (trên 30 tuổi), không mang thai, không cho con bú; béo phì, hút thuốc lá; có tiền sử mắc bệnh ung thư trước đó: buồng trứng, nội mạc tử cung…
“Các chương trình sàng lọc thường tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao để tăng tỷ lệ phát hiện bệnh và giảm chi phí. Các đối tượng khác vẫn có nguy cơ bị bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều. Chúng tôi đã từng điều trị cho các trường hợp ung thư vú khá trẻ; bệnh nhân chỉ 24, 28, 30 tuổi", PGS.TS Phương nói.
Về tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú do có đột biến gen BRCA1, BRCA2, ở Việt Nam, trước đây cũng có một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dương tính với gen này không nhiều. Trên thế giới, tỷ lệ dân số mang hai gen này thấp (dưới 10%), tuy nhiên nếu mang gen BRCA1, BRCA2 ,nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng đối với nữ, ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt đối với nam tăng từ 35-85 tùy theo từng nghiên cứu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 30% số người mắc ung thư vú sẽ truyền cho đời sau nếu mang gen BRCA1, BRCA2.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mang gen này cũng phát triển thành ung thư mà chỉ một tỷ lệ nào đó sẽ bị bệnh. Vì với mỗi cơ địa khác nhau cũng như các yếu tố tác động từ môi trường sống cũng là yếu tố ảnh hưởng.
Để dự phòng bệnh ung thư vú, PGS.TS Phương chỉ ra 3 bước:
- Bước 1: Giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ biết chắc chắn sẽ gây ra bệnh ung thư như hút thuốc lá; hạn chế ăn thực phẩm nấm mốc, các chất tăng trọng, bảo quản, thuốc trừ sâu; tiêm dự phòng vắc xin.
- Bước 2: Sàng lọc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
- Bước 3: Bệnh nhân biết có bệnh rồi làm thế nào để đưa ra được các phương pháp điều trị tối ưu nhất với mục đích kéo dài thời gian sống.
Từ đó, PGS.TS Phạm Cẩm Phương khuyến cáo để phát hiện sớm ung thư vú, phụ nữ cần khám sức khỏe định kỳ, nhất là đối tượng nguy cơ cao, khám đúng chuyên khoa ung bướu, chia sẻ các dấu hiệu bất thường (lắng nghe cơ thể), xét nghiệm gen.
“Bệnh ung thư vú có tỷ lệ mắc ngày càng tăng ở nữ giới. Cần tiến hành sàng lọc phát hiện sớm cho phụ nữ trên 40 tuổi. Chẩn đoán và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ từ đó giúp chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả cao”, PGS.TS Phương nhấn mạnh.
Theo Zing.vn

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 47 phút trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 15 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 16 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...