Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mới chạy bộ cần lưu ý gì?

Thứ hai, 15:50 17/06/2024 | Sống khỏe

Chạy bộ ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Hình thức vận động này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời về mặt sức khỏe và vóc dáng thông qua chuyển động của những bộ phận như tay, chân, mông, cơ bụng…

Tuy vậy, nếu áp dụng không đúng cách, đôi khi người chạy bộ có thể gặp phải một số chấn thương trong quá trình chạy.

Các chấn thương thường gặp khi chạy bộ

Mặc dù chạy bộ mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người tập luyện, nhưng thỉnh thoảng, loại hoạt động thể chất này có thể dẫn đến một số chấn thương, đặc biệt nếu bạn rèn luyện không đúng cách.

Các thương tích thông thường bao gồm:

  • Bị phồng rộp do bàn chân trượt hoặc cọ xát bên trong giày.
  • Bị đau ống chân: Đau và viêm ở các cơ và gân chạy dọc theo chiều dài của ống chân.
  • Đau khớp gối hoặc mắt cá chân...
  • Chấn thương mô mềm: Chẳng hạn như bong gân cơ bị kéo hoặc dây chằng.
  • Thương tổn da: Chẳng hạn như cháy nắng và vết bầm tím. Ngã khi chạy hoặc chạy bộ có thể gây ra vết cắt và trầy xước.

Lý do khiến chạy bộ dễ có nguy cơ bị chấn thương

Người mới chạy bộ cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

Chạy bộ ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khi đi bộ hoặc chạy bộ bao gồm:

  • Do chạy bộ quá sức: Chạy vượt quá mức thể lực hiện tại có thể khiến cơ bắp, gân và dây chằng bị căng. Đau là một chấn thương thường gặp ở vận động viên chạy bộ, nhất là đau đầu gối...
  • Chọn giày không đúng: Loại giày không đúng có thể làm tăng nguy cơ bị các chấn thương khác nhau, bao gồm phồng rộp và đau ống chân.
  • Lựa chọn quần áo không đúng: Mặc quần áo không đúng cách có thể góp phần gây ra các vết thương quá nóng, cháy nắng hoặc lạnh.
  • Các yếu tố khác: Những yếu tố này có thể bao gồm bề mặt chạy quá lỏng và không ổn định (ví dụ: cát), không khí ô nhiễm, các chướng ngại vật môi trường như cành cây treo thấp hoặc cháy nắng...

Những lưu ý cho người bắt đầu chạy bộ

Nhiều người cho rằng việc chạy bộ đơn giản, tuy nhiên nếu sai cách có thể gây chấn thương.

Người bắt đầu chạy bộ cần lưu ý một số điều sau:

Cần tập trung, khi chạy nhìn thẳng

Khi chạy cũng cần tập trung, nhìn thẳng đường không nên quá chú ý vào đôi chân sẽ khiến mất bình tĩnh hoặc khó kiểm soát cảm xúc.

Vì thế, khi chạy, mắt nên hướng thẳng phía trước nhìn đường. Điều này sẽ giúp người tập phát hiện sớm nguy hiểm từ xa và hạn chế nguy cơ té ngã, gây chấn thương.

Hơn nữa, việc nhìn thẳng kết hợp tư thế cổ thẳng sẽ giúp duy trì dáng chạy đúng, về lâu dài không bị đau nhức mỏi vai gáy.

Người mới chạy bộ cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

Cần thận trọng chấn thương khi chạy bộ.

Cần thả lỏng tay khi chạy

Khi chạy bộ cần thả lỏng thoải mái tay, việc siết chặt hoặc gồng cơ tay khi chạy bộ sẽ khiến người tập bị hao tốn sức lực. Thông thường khi chạy bộ hai tay có thể di chuyển gần eo hoặc chạm nhẹ. Nếu đặt tay trước ngực sẽ không được thoải mái, khiến người chạy mau có cảm giác mệt mỏi.

Tốt hơn hết chạy bộ và ngay cả khi di chuyển hàng ngày cũng cần vung tay để hỗ trợ cơ thể hoạt động dễ dàng hơn. Khi chạy bộ, vung tay đúng cách sẽ giúp người tập cảm thấy thoải mái hơn, nâng cao trải nghiệm tập luyện.

Tăng dần khi chạy bộ

Việc chạy bộ cần luyện tập từ từ và tăng dần số bước. Nếu chưa từng tập thể dục, hãy bắt đầu bằng cách đi bộ 3.000 bước mỗi ngày, duy trì ít nhất vài ngày mỗi tuần.

Dành 10 phút để đi bộ nhanh từ 3-4 lần mỗi tuần. Tăng dần thời lượng cho đến khi có thể đi bộ nhanh trong một giờ.

Khi cải thiện thể lực, thấy phải đi bộ nhanh hơn nữa để đạt được mức trung bình. Khi đạt được mức trung bình, hãy xen kẽ các khoảng chạy và đi bộ.

Làm nóng cơ thể bằng cách đi bộ nhanh trong 5 phút, sau đó xen kẽ 1 phút chạy bộ với 3 phút đi bộ và lặp lại chu trình từ 3-5 lần.

Theo khuyến cáo mỗi tuần, hãy tăng dần thời gian chạy và giảm thời gian đi bộ cho đến khi có thể chạy liên tục.

Tuy nhiên, cũng lưu ý chạy bộ là một môn thể thao vận động mạnh. Do đó, chúng sẽ không thích hợp với những người có sức khỏe yếu hoặc đang có vấn đề về xương khớp.

Trong trường hợp đó, chúng ta có thể lựa chọn đi bộ để bảo đảm khả năng vận động và an toàn cho sức khỏe.

Điều đáng lưu ý, chấn thương khi chạy bộ là điều khó tránh khỏi. Mỗi mức độ tổn thương sẽ ảnh hưởng tới cơ thể khác nhau. Một số trường hợp buộc phải tạm ngừng tập luyện trong một thời gian. Do đó, người tập nên nắm rõ những biện pháp phòng tránh hoặc biết cách xử trí khi gặp phải chấn thương khi chạy bộ.

BS. Nguyễn Văn Bàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Y tế - 7 phút trước

GĐXH - Từ ngày 28/6, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được UBND TP Hà Nội chính thức ra mắt, vận hành. Hình thức này sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân và các bác sỹ, thầy thuốc...

Sau 3 ngày nhậu với món 'vạn người mê', người đàn ông đi cấp cứu

Sau 3 ngày nhậu với món 'vạn người mê', người đàn ông đi cấp cứu

Y tế - 1 giờ trước

Người đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng xuất huyết dưới da, nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau 3 ngày uống rượu và ăn tiết canh.

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vào mùa hè nóng bức, cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm có vị chua vào chế độ ăn uống là một lựa chọn tốt để giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Trong y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả...

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Sau khi giải phẫu bệnh, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có khối viêm xơ hoá, thoái hoá giả u thận do dị vật – là gạc phẫu thuật còn sót trong ổ bụng bệnh nhân sau phẫu thuật 14 năm trước.

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

Y tế - 2 giờ trước

Người phụ nữ đi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng.

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trên thực tế đột quỵ cũng xảy ra ở cả trẻ em. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 10% các ca đột quỵ và con số này đang ngày một tăng lên.

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi phát hiện mình mắc ung thư máu, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Sống khỏe - 5 giờ trước

Mùa hè là mùa của những hoạt động sôi nổi, nhưng cũng là mùa tiềm ẩn nguy cơ say nắng, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, số ca nhập viện do say nắng tăng cao vào những tháng hè nóng bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị nhồi máu não sau dấu hiệu phổ biến này

Người phụ nữ 62 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị nhồi máu não sau dấu hiệu phổ biến này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Cô T bất ngờ bị nhồi máu não ở chợ sau biểu hiệu đau đầu, chóng mặt và không thể nói được. Cô may mắn được người dân đưa đến viện cấp cứu kịp thời.

Top