Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người "nổi tiếng" thôn Cổ Bản

Thứ hai, 08:22 16/02/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Những ngày này, không chỉ bản thân chị mà cả thôn Cổ Bản, xã Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) - nơi chị sinh sống - cũng trở nên “nổi tiếng”.

Điều mà bất cứ ai tiếp xúc với chị cũng thấy ngạc nhiên, ngỡ ngàng; bởi sự hồn nhiên với cuộc sống chật vật, khốn khó của một gia đình cố đẻ 12 đứa con (7 trai, 5 gái). Chị là Đặng Thị Hải, 41 tuổi.

1. Bác xe ôm đầu thôn Cổ Bản khoát tay vào đường rẽ như chào người quen, khi chúng tôi vừa chớm đến đầu thôn. Hóa ra, bác đã trở nên quen thuộc với cảnh các đoàn người đến thăm nhà chị Hải, nên hễ cứ thấy một đoàn vài người rẽ vào thôn, đích thị là “đến nhà có 12 đứa”. Một người đàn bà đầu ngõ vội vã bảo: “Các bác đến đừng có mà tài trợ nhiều. Càng cho, “nó” càng đẻ nữa đấy”. Mấy chị hàng xóm tất tả dẫn chúng tôi đến nhà chị Hải, rối rít gọi thằng bé đang ngồi xổm, mải mê quay bánh xe đạp trước cửa: “Mười, Mười! Mẹ đâu, bảo có khách đến”. Thằng bé chẳng nói chẳng rằng vẫn đều đặn quay bánh xe. Một chị giới thiệu: “Nó là đứa thứ mười đấy, còn tên gì thì tôi cũng chả biết”.
 

Ông Dương Quốc Trọng mừng tuổi cho các con chị Hải và khuyên chị hãy vì các con.

Chưa đầy 1 phút, mấy chục con người trong thôn, trẻ già, trai gái vây quanh căn nhà tạm của chị Hải ồn ã như xem hội. Một bé trai nhỉnh hơn bé Mười đang thập thò ngó chúng tôi qua cánh cửa. Gọi là cánh cửa, nhưng thực ra đó là một miếng tôn và hai tấm liếp gài vào nhau để chắn lối ra vào. Nhà xây bằng gạch chưa trát vữa, không có cánh cửa sổ, mái lợp tôn hở thông thống. Chị Hải, già hơn tuổi 41 của mình lóng ngóng đứng giữa nhà đón khách. Khách đứng, chủ đứng, vì nhà không có bàn, ghế để ngồi. Chị chỉ vào hai đứa trẻ đang nhảy nhót trên chiếc giường duy nhất trong nhà, vừa giới thiệu vừa quát: “Đấy là thằng Tám và Chín. Bỏ chăn ra không đè vào em!”. Chúng tôi giật mình khi dưới tấm chăn mà hai đứa trẻ vừa đùa nghịch là một bé trai đỏ hỏn chị Hải mới sinh được hơn 1 tháng. Chỉ vào một đứa đang ngủ thiêm thiếp trên chiếc đệm sơ sài dưới đất, chị bảo: “Thằng thứ mười một đấy, nó đang bị sởi”.

Ái ngại cho đứa bé, chúng tôi khuyên chị đưa con đến bệnh viện, chị bảo: “Nhà bận lắm, không có thời gian đâu mà đưa nó đi”. Hỏi chị có tiêm phòng cho các con không, chị tỉnh bơ: “Em chả tiêm phòng”. Chị Thúy, cán bộ truyền thông của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội quay sang nói khẽ với chúng tôi: “Thằng mười một này đợt lũ lụt vừa rồi bị cả phích nước nóng dội vào, mẹ nó cũng chẳng đưa đi bệnh viện. Nay lại thêm trận sởi...”. Tiếng nói của đông người làm cậu bé mười một thức giấc, nó khóc nhèo nhẽo trên tay mẹ, khuôn mặt nhem nhuốc nhòe bẩn trong nước mắt, nước mũi...

2. Mười bốn năm trước, khi chị  Hải vừa tròn 26 tuổi nhưng có đến 5 đứa con, được cộng tác viên làm dân số vận động, chị đã lên trạm xá xã để đình sản. Vừa kịp nằm lên bàn thì anh chồng  tên Năm xồng xộc chạy đến, chửi tuốt rồi lôi tuột chị về nhà.             
 

Bé Chín lật tấm chăn vừa đè lên bé Mười Hai.

Đận vừa rồi, khi chị đẻ đứa thứ 12, ở xã sợ chị khó mẹ tròn con vuông do đã sinh nở nhiều nên chuyển tuyến cho chị. Anh chồng biết được lại chửi. Có điều lạ là hầu như mọi chuyện và mọi vấn đề của gia đình, khi “đối ngoại” - xuất hiện trước cộng đồng, trước cộng tác viên, thôn, xóm hay trước các phương tiện thông tin đại chúng đều “một tay” chị Hải đảm nhận. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người chồng. Theo như lời của Chi Hội trưởng Chi hội phụ nữ, cán bộ chuyên trách dân số xã, trưởng thôn, phó chủ tịch xã thì anh chồng rất hay “lẩn”. Có lần, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số đến vận động, cả hai anh chị đều nhất trí sử dụng thuốc tránh thai, nhưng “đâu vẫn hoàn đấy”, thuốc vẫn nhận, nhưng chị không dùng vì... bận. Khi được hỏi, chị trả lời: Cả ngày bận tối mắt tối mũi từ sáng đến khuya, có thời gian lúc nào để mà uống thuốc.  

Có người thắc mắc, chắc tại các ông ở xã, rồi cán bộ chuyên trách, trưởng thôn “làm ngơ”, chứ làm gì để chị Hải đẻ sòn sòn mà không biết để có biện pháp tuyên truyền, vận động? Nhưng khi được hỏi thì từ xã đến thôn, từ cán bộ chuyên trách đến cộng tác viên dân số đều khẳng định đã rất kiên trì vận động và bám sát đối tượng, nhưng với trường hợp này quả thật là khó: Thuốc nhận nhưng không uống, khi vận động thì hầu như đồng ý, nhưng nhoằng cái đã thấy bụng lùm lùm, đã thấy đẻ. Mà cũng tài thật, đẻ xong mọi người mới biết, vì chị toàn sang trạm xá của xã khác để “vượt cạn”.

Anh Nguyễn Duy Lam, trưởng thôn cho biết, năm nào các “binh chủng” tuyên truyền cũng đều tập trung vận động nhà chị Hải, thậm chí mỗi lần đi qua nhà, anh đều ghé vào trò chuyện, vận động. Đến nỗi, theo lời anh Lam, người chồng còn kêu lên: “Tao còn cái thùng vôi, mày có bôi lên tao thì bôi”. Vậy là anh chồng cũng đã biết nghĩ, biết ngượng với bà con về hoàn cảnh nheo nhóc của mình. Nhưng theo anh Lam, khả năng sinh tiếp đứa thứ 13 của anh Năm, chị Hải là rất lớn (!?).

3. Theo lời anh Lam, mẹ đẻ chị Hải khi thấy con gái sinh được 4 đứa con (2 trai, 2 gái) đã khuyên đừng đẻ nữa mà khổ các cháu, vậy mà chị cứ đẻ. Chúng tôi hỏi: “Chị có biết sinh nhiều con thì thế nào không?”, chị trả lời: “Có, sinh nhiều thì khổ, con mình không được bằng con người ta. Con nhà người ta được ăn sáng, ăn uống đầy đủ, còn con nhà mình thì kém hơn”. “Nhưng sao chị vẫn đẻ nhiều?” - “Sống ở đời có nhân, có đức. Mình đã mang bầu rồi không muốn làm cái trò thất đức”. Chúng tôi hỏi tiếp vì sao chị không sử dụng biện pháp tránh thai, để không phải băn khoăn về chuyện bỏ hay không bỏ, chị Hải im lặng. Khi được hỏi tiếp, chị có thương những đứa con của mình nheo nhóc, khi chúng lớn lên không được bằng con cái người khác; chị tự ái, ưỡn ngực nói xẵng: “Em vẫn làm và vẫn nuôi được các cháu, để cho các cháu được ăn học hoặc sẽ tạo công ăn việc làm cho các cháu”. Biết là vậy, nhưng bản thân chị không có nghề nghiệp gì, chồng chị trước đây đi nhặt phế liệu, vừa mới được xã tạo điều kiện cho nhận thầu ao cá. Các con chị, đứa thứ nhất cũng học dở chừng rồi lấy chồng khi mới 19 tuổi; đứa thứ hai cũng học chưa hết phổ thông, đứa thứ ba đang học lớp 11 thì vừa bỏ học. Nguyên nhân bỏ học là do thời gian gần đây, khi báo, đài viết về gia đình của mình, bị bạn bè trêu cháu rất buồn nên bỏ học. Khi chúng tôi hỏi về cháu, chị bảo: “Chả biết nó đi đâu”.

4. Các con của chị, chúng có quyền được sống, được vui chơi, học hành và có quyền được chăm sóc một cách tốt nhất. Song chị quá... bận. Bận đến mức thà để đẻ chứ không có thời gian để dùng thuốc tránh thai. Bận đến mức không biết những đứa con của mình đang làm gì, ở đâu. Bận đến mức không việc gì phải đi tiêm phòng cho con và chúng ốm cũng không có thời gian đưa đi bệnh viện. Mọi người khuyên chị nên dừng lại, đừng đẻ thêm mà khổ, cố mà lo cho các con, rồi đưa con đi bệnh viện khám. Chị cười vâng dạ. Hỏi giờ chị có mong muốn gì không, chị cười: “Chả có mong ước gì. À, thì thôi mong các nhà hảo tâm tài trợ, còn được lãnh đạo quan tâm đến thì chúng em chỉ biết quan tâm thôi”. Nghe vậy, người hàng xóm lúc trước lại nói: “Tài trợ, nó lại đẻ nữa đấy”.
 
“Chúng ta phải giúp gia đình chị Hải, giúp ở đây không chỉ là về vật chất, mà phải giải thích và vận động để vợ chồng chị sử dụng biện pháp tránh thai. Trước hết, để chị không sinh thêm vì sinh nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và con, để cuộc sống của những đứa trẻ bớt khổ” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Dương Quốc Trọng nói tại buổi thăm gia đình anh Năm, chị Hải ngày 11/2. Ông Trọng nhấn mạnh, chúng ta tôn trọng quyền của người dân nhưng không có nghĩa là để họ thiếu trách nhiệm với con cái, với xã hội; tất cả những đứa con của chị Hải là vô tội, chúng không thể vì lỗi của người sinh ra chúng mà phải lang thang, thất học; lỗi là ở người sinh ra chúng và ở những người chưa vận động, thuyết phục được cha mẹ chúng. Ông Trọng cũng đề nghị chính quyền xã, các ban ngành, đoàn thể vận động cháu thứ 3 đi học trở lại, giúp chị Hải đưa cháu nhỏ mắc bệnh đi khám và xem xét lại vai trò của mình trong việc vận động người dân sinh đẻ có kế hoạch.
 
Báo cáo với ông Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Mai kiêm Trưởng ban Dân số xã Ngô Quốc Thuận cho biết: Đồng Mai là một xã thuần nông, trình độ dân trí thấp. Do tập tục muốn có con trai để nối dõi nên số người sinh con thứ 3 trở lên còn cao, có trường hợp sinh đến con thứ 5. Duy nhất có trường hợp của anh Năm, chị Hải là hộ nghèo từ nhiều năm nay nhưng đã sinh đến đứa thứ 12, do nhận thức quá kém. Ông Thuận cũng hứa sẽ cùng các ban, ngành đoàn thể vận động sát sao, có giải pháp không để chị Hải sinh thêm.

Hà Thư

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai anh em ruột trộm xe của shipper ở TPHCM, vứt bỏ 81 đơn hàng

Hai anh em ruột trộm xe của shipper ở TPHCM, vứt bỏ 81 đơn hàng

Pháp luật - 35 phút trước

Trộm xe máy cùng 81 đơn hàng của một shipper ở TP Thủ Đức, Huy cùng em ruột đem xe máy đi bán được 6 triệu đồng, còn đơn hàng vứt bỏ khắp nơi.

Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là top 5 trường đại học hàng đầu có đào tạo ngành học phục vụ trong công nghiệp công nghệ cao, có xu hướng phát triển mạnh trên toàn thế giới.

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Từ 1/7/2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức có gì thay đổi?

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sắp tới miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu liên tiếp. Đợt thứ nhất vào đúng ngày Lập Hạ (5/5) và đợt thứ hai vào ngày 8 - 9/5.

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết ngày 4/5, vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng trở lại, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to; Chuyên gia pháp y cho rằng chính đệm ghế sofa nơi cô gái nằm đã hút hết dịch tử thi nên thi thể mới trở nên khô như vậy.

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 2 giờ trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 2 giờ trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 13 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 13 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Top