Người phụ nữ 42 tuổi ở Long An nhập viện gấp vì thủng túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Người phụ nữ bị thủng túi thừa đại tràng có dấu hiệu đau bụng vùng hạ vị kéo dài hơn 7 tháng nay, sờ thấy cục u ở vùng bụng dưới bên trái. Đã đi khám nhiều nơi nhưng không được chẩn đoán đúng bệnh.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết đã phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma bị thủng, giải quyết triệt để căn bệnh cho người phụ nữ sau gần một năm phải đối phó với căn bệnh hiếm gặp.
Bệnh nhân là bà H. T. L (42 tuổi, Long An) bị đau bụng vùng hạ vị kéo dài hơn 7 tháng nay, sờ thấy cục u ở vùng bụng dưới bên trái. Mặc dù chị L đã đi khám nhiều nơi nhưng không được chẩn đoán đúng bệnh, chỉ dùng thuốc điều trị nhưng không thuyên giảm. Sau đó, bà đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á thăm khám.

Các bác sĩ đã nội soi thành công cho bệnh nhân bị thủng túi thừa đại tràng sigma. Ảnh: BVCC
Tại Khoa Ngoại tổng quát, các bác sĩ thăm khám sờ thấy khối sưng đau vùng hố chậu trái kích thước 4cm. Chụp CT - scanner phát hiện áp xe thành bụng, nội soi đại tràng ghi nhận sẹo loét trực tràng. Người bệnh được chẩn đoán thủng túi thừa đại tràng sigma rò ra ngoài thành bụng kết hợp rò trực tràng - âm đạo, đây được đánh giá là trường hợp hiếm gặp.
Đáng chú ý ở trường hợp bệnh nhân này là các biểu hiện lâm sàng không điển hình nên các bác sĩ rất dễ bỏ sót bệnh, dẫn đến chẩn đoán khó khăn. Vì lẽ đó mà trong vòng gần một năm nay, mặc dù người bệnh đã thăm khám nhiều nơi, nhưng vẫn không giải quyết hiệu quả bệnh.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã lên chương trình phẫu thuật nội soi cắt đại tràng sigma-trực tràng cho người bệnh.
Sau phẫu thuật, người bệnh hết đau bụng, trở lại ăn uống, sinh hoạt bình thường và được xuất viện sau 7 ngày điều trị.
Túi thừa đại tràng là gì?
Đại tràng (hay ruột già) là bộ phận nằm ở phần cuối cùng của hệ tiêu hóa với chiều dài từ 1.5 - 1.8m. Chức năng của đại tràng là tái hấp thụ nước, vitamin và biến những gì còn lại của thức ăn thành phân và đẩy phân ra ngoài qua lỗ hậu môn.
Khi chúng ta ăn thiếu chất xơ, phân sẽ bị khô cứng và khó đẩy ra ngoài. Vì thế đại tràng phải thực hiện co thắt nhiều hơn để gia tăng áp lực nhằm tống phân ra ngoài. Tình trạng này làm tăng áp lực đại tràng, lớp niêm mạc ở vách đại tràng có thể sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột. Từ đó hình thành lên các túi nhỏ gọi là túi thừa đại tràng với kích thước từ 1 - 2cm hoặc hơn.
Túi thừa đại tràng thường nhô lên quanh thành niêm mạc và xuất hiện ở nhiều vị trí của đại tràng, nhưng chủ yếu là ở đại tràng sigma.

Túi thừa đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí. Ảnh minh họa
Túi thừa đại tràng có nguy hiểm không?
Bình thường, túi thừa đại tràng không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng tình trạng này vẫn có thể gây nên rất nhiều rủi ro cho sức khỏe như:
- Viêm túi thừa: Ở trạng thái bình thường, người có túi thừa đại tràng sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi bị viêm, người bệnh sẽ có dấu hiệu như: Đau vùng bụng bên trái, chướng bụng, đầy hơi, xuất hiện phân lỏng hoặc táo bón, chảy máu trực tràng, sốt, chán ăn và buồn nôn...
- Xuất huyết: Khi tình trạng viêm bị nặng hơn thì sẽ khiến các mạch máu ở túi thừa bị vỡ. Biểu hiện là người bệnh bị đi ngoài ra máu.
- Thủng túi thừa đại tràng: Thủng túi thừa là biến chứng hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây viêm nhiễm ổ bụng. Để điều trị biến chứng này, người bệnh cần được nhanh chóng tiến hành phẫu thuật.
Cách phòng ngừa hình thành túi thừa đại tràng
- Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ: Bạn cần tăng cường ăn thêm rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Như vậy, hệ tiêu hóa và đại tràng hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng: Ngoài chất xơ, chúng ta cần bổ sung đầy đủ các chất khác như chất đạm, chất béo lành tính, protein.
- Sử dụng thực phẩm tươi: Bạn nên dùng thực phẩm tươi thay vì các loại thức ăn chế biến sẵn. Cần chú ý đến nguồn gốc của thực phẩm để đảm bảo lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước: Điều này rất quan trọng để phòng ngừa các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Song song với các giải pháp ở trên, bạn cũng cần thực hiện hiện lối sống lành mạnh như: Thường xuyên tập thể dục; không sử dụng rượu bia, thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ 1 - 2 lần/năm.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.