Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Thứ sáu, 16:23 22/03/2024 | Dân số và phát triển

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Ngày 9/3, sản phụ T.T.A.V, 35 tuổi, mang thai lần 2 có triệu chứng đau bụng, chuyển dạ, đau vết mổ cũ vào nhập viện cấp cứu tại Khoa sản Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark. Sản phụ chuyển dạ nửa đêm, vết mổ cũ đau.

Các bác sĩ hội chẩn và quyết định mổ cấp cứu. Tuy nhiên, ca mổ tương đối khó vì vết mổ cũ bị dính, thành bụng dày, em bé to và nặng đến 4,6kg, có nguy cơ đờ tử cung thứ phát nên phẫu thuật viên chính quyết định dùng thuốc tăng gò tối đa và may cầm máu B-lynch.

Sau khi kiểm tra vết may tốt, gạc đủ đóng bụng, sản phụ được đưa ra hồi sức theo dõi lúc 5h sáng.

Đến 11h trưa, sản phụ mệt, tụt huyết áp còn 90/60, mạch nhanh 110/p. Lúc này qua siêu âm bụng thấy có ít dịch và có khối máu tụ ở hố chậu trái lan đến thận trái lớn và được hội chẩn.

ThS.BS Đinh Văn Sức, Trưởng khoa Sản - Phụ khoa, bác sĩ gây mê hồi sức và Ban giám đốc nghĩ nhiều về tai biến mổ lấy thai, giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về tai biến sản khoa, quyết định phẫu thuật lại để cầm máu.

Do sản phụ mất máu và đang rối loạn đông máu, ekip phòng mổ phải chuẩn bị huyết thanh để truyền gấp,. Khi ekip mổ lại đường mổ cũ, quan sát ổ bụng thấy tử cung đờ thứ phát, và ít dịch ở ổ bụng, có một khối ở sau phúc mạc lớn, độc lập từ hố chậu trái đến thận trái, phù nề tím đen, không liên quan đến vết mổ lấy thai, ekip mổ đã quyết định cắt tử cung bán phần (không ảnh hưởng đến buồng trứng) để cầm máu, tránh băng huyết thứ phát do thiếu máu và rối loạn đông máu.

Khi cắt tử cung bán phần xong, bác sĩ phẫu thuật mở khối máu tụ độc lập, lấy rất nhiều máu bầm, xuất hiện có 1 vỏ u nang sau phúc mạc. Sau 2,5 giờ, ekip mổ lấy hết máu cục và u nang. Sau 6 ngày, sản phụ đã hoàn toàn hồi phục, mẹ và bé vui khỏe xuất viện. Hiện tại khối u đã mang giải phẫu bệnh ở bệnh viện Chợ Rẫy và có kết quả nghi ngờ ung thư.

Theo các bác sĩ, đây là một ca bệnh hy hữu với nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

"Mang thai và sinh con là một hành trình thiêng liêng, chúng ta luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho thiên thần nhỏ của mình. Do vậy, việc khám thai định kỳ, xét nghiệm, tầm soát đầy đủ là vô cùng quan trọng. Việc này giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời", ThS.BS Đinh Văn Sức cho biết.

Bác sĩ Sức cũng khuyến cáo các phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

N.T
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top