Người phụ nữ ở Phú Thọ gặp nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung, đây là 3 dấu hiệu cảnh báo!
GĐXH - Phụ nữ chậm kinh, thử thai lên 2 vạch nhưng kết quả siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có thể bạn đang gặp hiện tượng thai nằm ngoài tử cung.
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê - Phú Thọ đưa tin vừa qua các bác sĩ nơi đây đã cấp cứu cho nữ bệnh nhân 31 tuổi gặp nguy hiểm do mất hơn nửa lít máu do vỡ khối chửa ngoài tử cung.
Được biết bệnh nhân bị chậm kinh 14 ngày, thử thai nhanh lên 2 vạch. Nhưng chỉ đến khi đau bụng, ra máu âm đạo, nữ bệnh nhân 31 tuổi, trú tại xã Hương Lung (Cẩm Khê, Phú Thọ) mới nhập viện khám, lúc này khối chửa tại vòi trứng bên phải đã vỡ gây chảy máu trong ổ bụng.
Ngay sau đó, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi cấp cứu, các bác sĩ tiến hành cắt khối chửa, cầm máu. Sau 40 phút ca phẫu thuật hoàn thành, bệnh nhân mất 600ml máu. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị hậu phẫu.

Các bác sĩ mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bác sĩ Vũ Thị Lành - Khoa CSSKSS cho biết: Bình thường thai làm tổ và phát triển tại tử cung cho đến khi đủ tháng, tất cả các trường hợp thai làm tổ ngoài tử cung là bất thường, đều có nguy cơ vỡ gây chảy máu rỉ rả hoặc ồ ạt dẫn đến mất máu, trường hợp mất máu nhiều có thể gây trụy tim mạch thậm chí tuvong do sốc giảm thể tích.
Khi phát hiện chậm kinh, các chị em cần đến cơ sở y tế khám, theo dõi để xử trí kịp thời, hạn chế nguy cơ mất máu ảnh hưởng đến sức khỏe.
3 dấu hiệu cảnh báo phụ nữ mang thai ngoài tử cung
Phụ nữ mang thai thường diễn ra sau 5-10 ngày sau quan hệ tình dục. Nếu phụ nữ có những dấu hiệu của mang thai như trễ kinh, que thử thai 2 vạch nhưng kết quả siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có thể bạn đang gặp hiện tượng thai nằm ngoài tử cung.
Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu nhận biết sau:

Ảnh minh họa
Chảy máu âm đạo
Thai phụ mang thai ngoài tử cung sẽ bị ra máu, việc ra máu này có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc không, do đó nhiều phụ nữ dễ lầm tưởng đó là máu kinh nguyệt. Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường này sẽ rất khác so với máu kinh nguyệt, như: kéo dài liên tục qua nhiều ngày, chảy máu từng ít một, máu có màu đỏ thẫm, không đông. Tuy nhiên, một số ít trường hợp thai phụ lại không có dấu hiệu này.
Đau bụng
Đây là triệu chứng điển hình nhất của mang thai ngoài tử cung. Nhiều thai phụ sẽ bị đau bụng ngay khi bắt đầu có thai, bụng khó chịu dữ dội, có thể kèm chứng táo bón. Thai phụ có thể đau bụng một bên, kéo dài nhiều ngày không dứt. Đặc biệt, nếu hiện tượng đau bụng này kéo dài và kết hợp thêm chảy máu âm đạo thì thai phụ cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để chẩn đoán chính xác.
Nồng độ HCG thay đổi
Đối với thai phụ mang thai bình thường, nồng độ HCG sẽ tăng dần lên theo tuổi thai, nghĩa là thai càng lớn thì nồng độ HCG trong máu sẽ càng cao. Tuy nhiên, nồng độ HCG thai ngoài tử cung sẽ tăng chậm, không tăng hoặc thậm chí là tăng giảm bất thường. Do đó, nếu trường hợp phụ nữ nghi ngờ mang thai nhưng que thử thai cho kết quả 1 vạch cũng cần nghĩ đến việc mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.