Người phụ nữ phát hiện nhiễm HIV khi mang thai dù vợ chồng chung thủy, lý do gây bất ngờ
Bác sĩ người Singapore - Julian Hong đã chia sẻ về một trường hợp phát hiện mắc HIV trong khi mang thai khiến nhiều người phải thay đổi nhận thức về cách lây nhiễm và sự kì thị với những người bệnh.
Bác sĩ Julian Hong là một bác sĩ nội trú tại phòng khám Dr Tan and Partners ở Singapore. Phòng khám Dr Tan and Partners (phòng khám DTAP) là một trong những thành viên ủng hộ sáng kiến chấm dứt HIV ở Singapore vào năm 2030.
Vấn đề về HIV đã từng được nói đến rất nhiều nhưng thực sự không phải ai cũng có đủ hiểu biết về những nguy cơ lây nhiễm bệnh hay sự kì thị với những bệnh nhân HIV. Để giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về những bệnh nhân HIV, rằng họ không phải là những đối tượng “bất hảo” trong xã hội như mọi người vẫn nghĩ, bác sĩ Julian Hong đã quyết định chia sẻ những gì ông đã trải qua trong sự nghiệp chữa bệnh để mọi người có cách nhìn khác hơn về bệnh nhân HIV.
Bác sĩ Julian Hong có bốn năm kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân HIV/Aids.
Người phụ nữ phát hiện nhiễm HIV khi mang thai nhưng không phải do quan hệ tình dục
Tôi nhớ lần đầu tiên gặp cô Yvonne và chồng là khoảng đầu năm. Cô ấy khoảng 30 tuổi và đang rất hạnh phúc khi mang thai đứa con đầu lòng. Cô kể lại rằng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, cô luôn cảm thấy cơ thể lờ đờ, khó tập trung làm các công việc hàng ngày.
Yvonne sau đó tiến hành các xét nghiệm thường được thực hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ, trong đó bao gồm cả xét nghiệm HIV. Điều bất ngờ là kết quả cho thấy Yvonne dương tính với HIV.
Yvonne và chồng cô không thể chấp nhận điều này bởi vì họ luôn chung thủy và chưa từng quan hệ trước hôn nhân. Không tin vào kết quả, cặp đôi yêu cầu bác sĩ cho xét nghiệm lại lần nữa.
Khi chờ kết quả xét nghiệm HIV, tôi đã hỏi thăm thêm tình hình và phát hiện ra Yvonne đã từng được truyền dịch tĩnh mạch khi bị bệnh lỵ trong một chuyến đi đến một quốc gia đang phát triển vài năm trước.
Kết quả xét nghiệm lần 2 vẫn khẳng định Yvonne nhiễm HIV, người chồng lúc này nhìn cô với ánh mắt nghi hoặc. Nhưng trước khi người chồng định nói bất cứ điều gì để buộc tội vợ, tôi đã nói rằng rất có thể Yvonne đã bị nhiễm HIV khi cô ấy nhập viên trong lúc ra nước ngoài vài năm trước.

Người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm HIV khi đang mang thai. (Ảnh minh họa)
Chúng tôi đã thảo luận liên tục trong nhiều giờ để nghĩ cách làm sao bảo vệ cho đứa trẻ trong bụng Yvonne. Chúng tôi biết rằng với việc điều trị sớm và ức chế tải lượng virus có thể ngăn chặn sự lây truyền virut sang thai nhi. Tải lượng virus HIV không thể phát hiện là không thể truyền được. Chúng tôi cũng tập trung vào việc làm thế nào các loại thuốc mới trong nhóm Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) có thể bảo vệ người chồng để anh có thể tiếp tục quan hệ tình dục với vợ.
PrEP được khuyến nghị cho những người có nguy cơ nhiễm HIV và là động lực lớn hơn để sàng lọc HIV ở độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi.
Khi tôi sắp xếp chăm sóc chuyên gia cấp ba cho Yvonne, cô và chồng cô đã hy vọng rằng với cách xử lý đúng đắn, cuộc sống của cả hai và tương lai của đứa con vẫn có thể tiếp tục bình thường nhất đối với họ. Họ mong muốn được nhìn con mình lớn lên mà không phải mang trong mình căn bệnh thế kỷ này.
4 đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV nhất
Một báo cáo y tế được công bố vào tháng 6 năm 2019 bởi Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock (SSHSPH) đã xác định bốn nhóm người "tiềm ẩn" có khả năng mắc và lây truyền HIV cao nhất gồm:
- Người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới
- Người quan hệ với gái mại dâm
- Phụ nữ bán dâm
- Người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch
Kể từ năm 2005, số ca nhiễm HIV mới hàng năm vẫn ở mức khoảng 450 ca. 93% trong số 313 trường hợp mắc mới trong năm 2018 là nam giới và ít nhất 6/10 người trong số họ ở độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi. Điều này có nghĩa là 95% ca mắc HIV mới là do quan hệ tình dục và 4/10 trường hợp nhiễm HIV là do nam giới quan hệ tình dục đồng giới.
Những báo cáo này rất đáng khích lệ vì các trường hợp lây truyền mới vẫn ở mức thấp trong những năm qua. Khi so sánh các con số từ bản cập nhật của Bộ y tế và các nghiên cứu của SSHSPH Hidden Population, có thể thấy rõ ràng nhóm dân số có nguy cơ cao nhất là nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.
Do đó, người ta thường cho rằng HIV/Aids không ảnh hưởng đến những người bên ngoài nhóm nay. Nhưng thực tế lại khác và trường hợp của cô Yvonne chính là một ngoại lệ như vậy.
Cùng nhau đoàn kết sẽ chấm dứt căn bệnh HIV
Trách nhiệm bảo vệ thông tin của bệnh nhân HIV luôn được đặt lên vai các bác sĩ nhưng điều đó không khiến cho sự kì thị và sợ hãi bệnh nhân HIV chấm dứt. Nhiều người vì sự kì thị và sợ hãi này mà khiến công tác phòng chống HIV trở nên khó khăn hơn vì người bệnh có thể bị ngăn cản tiến hành xét nghiệm hay thậm chí tìm cách điều trị.
Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng HIV không còn là loại virus đáng sợ. Các báo cáo SSHSPH và Bộ y tế cho phép những người phụ trách lập kế hoạch nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Nhưng nó vẫn cần đòi hỏi sự hợp tác giữa các khu vực công và tư nhân để giành chiến thắng trong cuộc chiến chấm dứt HIV ở Singapore vào năm 2030.
Tôi hy vọng rằng theo thời gian, những thông tin mới về HIV và bệnh nhân bị ảnh hưởng sẽ được truyền tải tới mọi người, giúp nâng cao nhận thức và loại bỏ những quan điểm tiêu cực hoặc sự kỳ thị với bệnh nhân HIV.
Cuộc chiến chấm dứt HIV này chúng ta không thể thực hiện được một mình nhưng nếu đoàn kết với nhau, chúng ta có thể biến nó thành hiện thực.
Theo Khám phá

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 3 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 3 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 22 giờ trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.