Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ tự chữa khỏi hàng loạt chứng bệnh kinh niên nhờ ăn gạo lứt muối mè

Chủ nhật, 09:11 07/09/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Thực dưỡng” (dưỡng sinh thông qua ăn uống) là một hệ thống triết lý và thực hành nhằm giúp con người đẩy lùi mọi bệnh tật bằng thực phẩm.

Người phụ nữ tự chữa khỏi hàng loạt chứng bệnh kinh niên nhờ ăn gạo lứt muối mè 1

Chị Ngô Thị Ngọt chia sẻ với người viết về phương pháp “thực đưỡng” đã áp dụng.

Nó bắt đầu xuất hiện và phổ biến tại miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 với tên gọi Gạo lứt muối mè (xuất phát từ việc sử dụng gạo lứt làm nền tảng). Thời gian qua, báo GĐ&XH Cuối tuần nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả bày tỏ mong muốn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc này. Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, PV đã tìm kiếm những “nhân chứng sống” từng áp dụng “thực dưỡng” và tham vấn các chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề.

“Nhân chứng sống” áp dụng “thực dưỡng” đầu tiên mà chúng tôi tìm gặp là chị Ngô Thị Ngọt (thôn Đông Thọ, xã Vạn Hòa, Nông Cống, Thanh Hóa). Chị Ngọt cho biết cách đây hơn 1 năm, các loại bệnh trong cơ thể chị phát tác khiến toàn thân đau đớn buộc phải đến viện. Các bác sĩ phát hiện chị đang mắc gần chục loại bệnh khác nhau. Tình cờ biết được phương pháp “thực dưỡng” và áp dụng, chị Ngọt đã đạt được những hiệu quả bất ngờ.

Khổ sở với nhiều chứng bệnh

Từ khi còn trẻ chị Ngô Thị Ngọt đã thường xuyên ốm yếu. Năm 20 tuổi chị bị chứng đau nửa đầu hành hạ và đeo đuổi đến mấy chục năm. “Dường như tôi đã quen việc sống chung với bệnh tật. Hầu như ngày nào tôi cũng phải dùng đến thuốc giảm đau vì chứng đau đầu. Tuy nhiên với những bệnh thường ngày này, tôi vẫn cố gắng chịu đựng vì thú thật đi viện với nhà nông là chuyện “bất đắc dĩ”. Cho đến tháng 5 năm ngoái, cơ thể tôi bỗng yếu đi trông thấy, người mệt mỏi, toàn thân đau nhức, tức ngực khó thở, da nổi lên những đám đen như tàn nhang vậy”, chị Ngọt nhớ lại.

Khi bệnh trở nặng cảm thấy không chịu đựng được nữa, chị Ngọt mới đồng ý để người nhà đưa đi bệnh viện. Khám xong chị được bác sĩ kết luận bị u xơ tử cung, khối u khá to nên phải mổ. Nhưng khi đang chờ đợi để mổ thì men gan của chị lại tăng cao, phải điều trị trước. Chị Ngọt kể: “Những ngày nằm viện khiến tôi rất mệt mỏi nên tôi xin về quê nghỉ dưỡng cho khỏe rồi lên điều trị sau. Về nhà nghe nói có ông thầy thuốc ở Lào Cai chữa gan, tôi liền lập tức lên đường lấy thuốc uống bởi sức khỏe tôi vốn yếu nên muốn điều trị bằng thuốc Nam. Nhưng mới uống đến thang thứ hai thì tôi phải dừng lại vì cơ thể có phản ứng. “Có bệnh thì vái tứ phương”, sau đó tôi lại nghe người ta bảo có ông thầy thuốc trên Vĩnh Phúc chữa bệnh cũng được nên lại khăn gói lên đường. Lần này uống thuốc hơn một tháng thì men gan của tôi hạ xuống”.

Vừa uống thuốc, chị Ngọt vừa kết hợp ngồi thiền. Chị lý giải: “Khi ngồi thiền tôi thấy cơ thể nhẹ nhàng, tư tưởng hanh thông khiến việc điều trị mang lại kết quả tốt hơn”. Tuy nhiên cách đây vài tháng, bệnh của chị đột nhiên tái phát nặng hơn. Sau khi thăm khám, chị được các bác sĩ kết luận mắc rất nhiều bệnh: Viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, hở van tim, đại tràng, dạ dày, rối loạn tuần hoàn não, nhiều nhân xơ lớn bé. “Nhưng lúc này tôi chưa điều trị ngay mà về nhà người em trai ở TP. HCM nghỉ ngơi một thời gian. Cũng chính thời gian này tôi mới tình cờ biết đến phương pháp chữa bệnh “thực dưỡng”. Trước đó, tôi có quen một cô gái hay ngồi thiền và ăn chay giống mình ở Sài Gòn. Tôi và cô ấy hay trao đổi qua điện thoại về cách chăm sóc sức khỏe. Khi vào Sài Gòn chữa bệnh, tôi điện cho cô ấy ra gặp mặt trò chuyện. Thấy tôi mắc nhiều bệnh, cô gợi ý về phương pháp “thực dưỡng” và khuyên tôi nên áp dụng”, chị Ngọt kể.
 
Người phụ nữ tự chữa khỏi hàng loạt chứng bệnh kinh niên nhờ ăn gạo lứt muối mè 2

Gạo lứt muối mè là nền tảng của phương pháp “thực dưỡng”

Không nắm chắc cách ăn sẽ thiếu dinh dưỡng

Hiện tại ngoài ăn cơm gạo lứt muối mè, chị Ngọt còn kết hợp một số phương pháp tự nhiên khác để phòng và trị bệnh. Ngày nào chị cũng dậy từ 4h sáng để tự chuẩn bị cho 1 ngày điều trị của mình như giã khoai, làm gừng, nấu thuốc nam. Đến 6h, chị ngồi thiền một lúc sau đó ăn sáng bằng cháo hoặc đồ ăn nhẹ. Chị chỉ ăn gạo lứt muối mè vào buổi trưa. Còn buổi tối chị ăn bột sắn tổng hợp (bột sắn bỏ vào nấu cùng nước chè được trồng từ 3 năm trở lên, kết hợp cùng gừng, mơ muối lâu năm). Theo chị Ngọt, việc ăn bột sắn để tẩy các độc chất trong cơ thể và chữa các bệnh cảm, bệnh đường ruột. Ngoài ra, chị còn kết hợp xông bằng củ cải trắng và ăn cốm gạo lứt để chữa bệnh xương khớp.

Muốn thử áp dụng phương pháp chữa bệnh vừa đơn giản vừa không tốn kém, chị Ngọt được người bạn gái chỉ xuống gặp Đại đức Thích Tuệ Hải ở chùa Long Hương (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Thầy Hải là người nhiều năm hướng dẫn cho mọi người chữa bệnh bằng gạo lứt muối mè. Chị Ngọt cho biết: “Ai đã đi khám Đông y, Tây y rồi thì đưa kết quả cho thầy xem để thầy tư vấn cách ăn phù hợp. Người nào chưa đi khám, thầy sẽ nhìn sắc mặt và triệu chứng để chẩn đoán bệnh tình. Những ai đến chùa, thầy hướng dẫn nhiệt tình nhưng không lấy tiền. Ai có nhu cầu ở lại điều trị thì thầy giới thiệu về chùa của sư cô Huyền Nhã ở Vũng Tàu. Ở đó, các bệnh nhân được bố trí nghỉ tại một khu để điều trị theo phương pháp “thực dưỡng””.

Được sự giới thiệu của thầy Hải, chị Ngọt tới gặp ni cô Huyền Nhã ở chùa Thường Tịnh Quang (Bà Rịa Vũng Tàu). “Trong phương pháp “thực dưỡng” có rất nhiều chương trình ăn và chia theo thứ tự từ -3 đến 7. Mỗi một loại bệnh sẽ ăn theo một số khác nhau với chế chế độ ăn khác nhau, số 7 là cao nhất và cho những bệnh nặng và có những khối u. Tôi được chỉ định ăn theo số 7 bởi trong người tôi có quá nhiều bệnh. Ăn theo số 7 tức là chỉ ăn gạo lứt với muối mè, còn lại không ăn những thứ khác, không được ăn canh, không được ăn rau, nước uống cũng phải theo chế độ”, chị Ngọt cho biết.

Theo chị Ngọt thì từ việc chế biến cho đến việc ăn đều phải có nguyên tắc và quy trình. Gạo để nấu phải là gạo lứt (gạo lức - loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo). Trước khi nấu thành cơm phải vo gạo thật sạch, sau đó ngâm 22 tiếng. Vo gạo xong lấy chính nước vo gạo bỏ vào làm nước nấu cơm bởi nước gạo có nhiều dinh dưỡng. Bỏ gạo vào một cái nồi sứ rồi tiếp tục bỏ nồi sứ đó vào một nồi lớn hơn để nấu cách thủy. Nấu 20 phút thì tắt bếp, để tầm 5-10 phút lại nấu tiếp khoảng 15-20 phút là được.

Chị Ngọt điều trị ở chùa của ni cô Huyền Nhã khoảng 80 ngày thì bệnh tình thuyên giảm, các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức đã hết hẳn. Đặc biệt, chứng đau nửa đầu của chị cũng biến mất từ lúc nào. Chị cho biết: “Khi ấy, tôi vừa ăn nhưng cũng vừa nghe ngóng cơ thể. Tức là tôi căn cứ theo những triệu chứng bệnh của mình và theo dõi xem chúng có đỡ sau khi ăn gạo lứt muối mè không. Khi mới ăn, bệnh của tôi phá ra, cơ thể mệt mỏi vô cùng. Cả ngày, tôi chỉ nằm trên giường không làm được gì. Phải kiên trì hết 3 tuần, tôi mới thấy được hiệu quả từ phương pháp này. Trước đây, các khớp của tôi đau nhức khiến cả đêm không ngủ được. Bàn chân tôi rất nóng, đầu, gáy cổ đều đau. Đến bây giờ tuy chưa khỏi hẳn nhưng những triệu chứng này đã đỡ hơn rất nhiều. Sau khi áp dụng “thực dưỡng” hơn 2 tháng, tôi có đi khám lại thì thấy các nhân xơ trong tử cung hầu như đã tan hết, khối u ở vú vẫn còn nhưng đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng, men gan bình thường”.

Trở về nhà, chị Ngọt vẫn tiếp tục ăn gạo lứt muối mè. “Tuy nhiên mình cũng phải ăn thuận theo mọi người trong gia đình. Bây giờ ngoài ăn gạo lứt muối mè, tôi ăn thêm rau và cơm gạo trắng. Tôi cảm thấy sức khỏe mình tốt hơn trước rất nhiều, thậm chí đi xe đạp chở được vài bao gạo. Tôi khẳng định ăn theo phương pháp này rất tốt và đáng lưu tâm nhưng phải có sự kiên trì và hiểu biết nhất định. Người áp dụng phải nắm vững nguyên tắc của nó, nếu không nắm chắc sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Người ăn phải được sự hướng dẫn của các thầy hoặc kinh nghiệm từ những người đã thực hiện có kết quả. Nếu mới chỉ nghe phong phanh mà đã áp dụng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe”, chị Ngọt chia sẻ.  
 
Thanh Hiên

Kỳ tới: “Đẩy lùi” tiểu đường sau 10 ngày áp dụng phương pháp “thực dưỡng”

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 4 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 7 giờ trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 8 giờ trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 16 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Top