Người thầy đặc biệt của đồng bào Pa Búa, bục giảng chỉ sáng đèn về đêm
GĐXH - Ban ngày thực hiện nhiệm vụ của một người lính, khi màn đêm buông xuống, đại úy Hơ Văn Di đứng trên bục giảng để dạy chữ, khơi nguồn tri thức cho hàng trăm đồng bào vùng biên xứ Thanh.
Trả ơn đồng bào
Khi màn đêm buông xuống, trường Tiểu học Trung Lý 2, bản Pa Búa, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) lại nhộn nhịp với tiếng đánh vần của "học sinh", tiếng giảng bài của đại úy Hơ Văn Di, cán bộ đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng xã Trung Lý cho người dân trong bản.
Bà Vàng Thị May, là một học viên già tuổi nhất trong lớp học của thầy Di vui vẻ cho biết, ở cái tuổi lục tuần, đây là lần đầu tiên bà biết cách đánh vần con chữ. "Gần 60 tuổi tôi mới biết cách viết tên mình. Từ khi lớn lên, theo bố mẹ lên nương trồng lúa nên bàn tay bị chai sần, nổi cục, cầm bút đau lắm. Dù rất ngại nhưng giờ cuộc sống khác rồi, con cháu lớn lên ý thức được là phải có con chữ để dạy các cháu nên phải "muối mặt" đi học", bà May thật thà chia sẻ.

Khi màn đêm vùng biên viễn buông xuống, lớp học của "thầy giáo" Di bắt đầu sáng đèn.
Cơ duyên đưa bà May đến với lớp học của thầy Di là nhờ sự vận động của ông Sùng A Thể, Trưởng bản Pa Búa, xã Pù Nhi. Theo ông Thể, có rất nhiều bà con trong bản cảm thấy thẹn thùng, e ngại khi lần đầu tham gia lớp học xóa mù chữ. "Bằng sự ân cần chỉ bảo của đại úy Di, các học viên đã biết đọc, biết viết và làm toán cơ bản. Ngoài dạy chữ, thầy giao Di còn hướng dẫn bà con xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, nhất là vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống", ông Thể nói.
Hiện nay, lớp học xóa mù chữ của đại úy Di có hơn 40 học viên tham gia. Trong số này, người trẻ nhất là ngoài 30, còn người già nhất hơn 50 tuổi.
Là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở xã biên giới Pù Nhi nên đại úy Di hiểu rất rõ tâm lý của đồng bào mình. Ngoài sự tự ti, nhiều người còn ngại giao tiếp, sống xa lánh với người vùng khác nên dần cô lập mình với núi rừng. Với tập tính quen sống di cư, bà con xác định cuộc sống nay đây, mai đó nên không có ý thức xây dựng, phát triển bản làng lâu dài, bền vững.

Thầy Di kiên trì, nhẫn nại nắn từng con chữ cho đồng bào.
Khi tiến hành vận động người dân đi học, đại úy Di gặp rất nhiều khó khăn vì trong tiềm thức, bà con vẫn tin rằng cái chữ không thể khiến bản thân no bụng. Hiểu được điều này, thầy giáo Di biết để dạy học cho đồng bào dân tộc, phải có một ý chí sắt đá và sự kiên trì, vượt khó trước mọi thách thức. "Khi tôi mới mở lớp, có những người rất sáng dạ, dạy vài buổi đã hiểu, trong vòng 1 tháng đã biết đọc, viết, làm toán cơ bản. Tuy nhiên, số học viên tiếp thu nhanh thật sự rất hạn hữu, đa phần bà con đều đang khá chậm trong việc lắng nghe và thực hành. Có những trường hợp, phải mất từ 2 – 3 tháng hoặc nhiều hơn mới dạy được họ con chữ, cách tính con số, thực hành bằng cách đếm số trâu, bò ở nhà họ mới hiểu ra. Công cuộc mở mang ban đầu thật sự rất vất vả và mệt mỏi nên mình nhiều lúc cũng muốn buông bỏ. May mắn tôi sinh ra từ đây, bà con hiểu được tấm lòng của mình nên không thể buông tay", thầy Di nhớ lại.
Bản làng đổi thay
Mở lớp học xóa mù chữ từ năm 2009, đến nay, sau 14 năm, thầy Di dạy qua hàng trăm lớp học. Nhờ những "giảng đường" đơn sơ này, dân trí tại bản làng được khai sáng, cuộc sống của người dân dần trở nên tiến bộ hơn.

Trong suốt thời gian qua thầy Di đã giúp cho hàng trăm phụ nữ vùng cao biết đọc, biết viết.
Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung - Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Trung Lý cho biết: Tại địa phương, hầu hết chị em phụ nữ khoảng từ 30 tuổi trở về sau gần như mù chữ, ảnh hưởng đến việc nắm bắt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Vì vậy, trong những năm qua, Đồn Biên phòng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện mở lớp xóa tái mù giúp bà con. Từ đó, giúp bà con tiếp thu hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nói về người lính kiêm thầy giáo Hơ Văn Di, thiếu tá Hoàng Ngọc Trung tự hào: Do không được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm nên đại úy Di thường xuyên phải tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa. Trong nhiều năm qua, để đưa con chữ tới từng nóc nhà, thầy giáo Di đã không màng khó khăn, đi đến từng bản làng xa xôi nhất nơi rẻo cao huyện Mường Lát để xóa mù chữ cho đồng bào.
"Ban ngày, thực hiện nhiệm vụ của một người lính Biên phòng, khi màn đêm buông xuống, đại úy Di lại say sưa truyền đạt từng con chữ, khơi nguồn tri thức cho đồng bào. Đến nay, có hàng trăm người dân trên bản biết đọc, biết viết, biết tính toán để bán sản phẩm của mình ra bên ngoài. Người dân dần hiểu ra lợi ích của việc đi học nên khuyến khích con em đi tìm con chữ", thiếu tá Trung vui vẻ cho biết.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 12 giờ trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ
Giáo dục - 22 giờ trướcCác trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Khảo sát trước kỳ thi tốt nghiệp: Hé lộ top 20 trường có điểm cao nhất ở Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcSở GD&ĐT Hà Nội vừa có báo cáo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 và lớp 12 cấp THPT cho thấy top 20 trường học có kết quả tốt nhất và top trường ở chiều ngược lại.

Lịch nghỉ hè 2025 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 do Bộ GD&ĐT tạo ban hành, các cơ sở giáo dục hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

Hà Nội tăng tỉ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập
Giáo dục - 1 ngày trước“Năm học 2025-2026, các trường THPT công lập dự kiến sẽ tuyển ít nhất 64% học sinh vào lớp 10”, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.

'Cuộc chơi tất tay' giúp nam sinh giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 2 ngày trướcSau khi chỉ giành Huy chương Đồng Olympic Toán sinh viên, học sinh toàn quốc năm 2024, năm nay Trần Văn Khánh quyết định dự thi cả 2 môn và quyết tâm ấy giúp em mang về 2 Huy chương Vàng.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định chưa thể bắt buộc thực hiện việc dạy 2 buổi trong một ngày cho học sinh ở cấp THCS và THPT.

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường tiểu học tư thục tại Hà Nội công bố mức học phí năm học 2025-2026, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm, tùy lớp hoặc chương trình đào tạo.

Thông tin quan trọng về lịch tuyển sinh ngành Công an nhân dân 2025, thí sinh dự tuyển cần nắm rõ
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lịch trình tuyển sinh ngành Công an nhân dân có 2 mốc quan trọng thí sinh cần lưu ý. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.