Người thầy ngồi xe lăn chắp cánh cho hàng trăm học trò đỗ đại học
Bị tai nạn giao thông dẫn đến bị liệt tứ chi, gắn cuộc đời với chiếc xe lăn, bằng nghị lực, sự cố gắng không biết mệt mỏi, anh Nguyễn Đình Huấn tiếp tục sứ mệnh của một thầy giáo. 5 năm qua, lớp vẽ luyện thi giản dị của thầy Huấn đã chắp cánh ước mơ cho hàng trăm học trò bước vào cánh cổng trường đại học.
Vào một ngày hè nắng nóng, oi ả, chúng tôi về thăm vợ chồng thầy Nguyễn Đình Huấn ở thôn Mỹ Duệ (xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Trước mắt chúng tôi là một căn phòng cấp 4 lụp xụp, đứng gần chạm đầu, mái lợp bằng ngói ta và phibro xi-măng thủng lỗ chỗ, rộng khoảng 20m2.
Trong cái nắng gay gắt đầu giờ chiều, thầy Huấn hăng say miệt mài dạy dỗ, chỉ bảo các trò học vẽ. Quyện lẫn những hăng say đó là những giọt mồ hôi lấm tấm nhỏ giọt rơi xuống từ khuôn mặt cả thầy và trò. Trong phòng học nhỏ bé chất đầy bảng màu, giá vẽ, tượng bán thân dựng, bốn bức tường treo chật kín những tác phẩm vẽ chì, màu nước đủ hình thù, màu sắc, được bố trí một cách gọn gàng.
Bị liệt tứ chi, thầy Huấn di chuyển trên chiếc xe lăn tự động, với chiếc giá vẽ đặc biệt gắn đằng trước xe lăn và chiếc bút nẹp chặt vào cổ tay - phần duy nhất trên cơ thể may mắn vẫn cử động được. Từ cánh tay tật nguyền, thầy Huấn lặng lẽ quan sát từng động tác, nét vẽ của học sinh để chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp cho các em.
Bộc lộ năng khiếu mỹ thuật từ nhỏ, anh Huấn thi đỗ vào trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương trong niềm tự hào của cha mẹ và cả xóm làng. Tốt nghiệp ra trường, trở thành thầy giáo dạy vẽ. Thế nhưng, ở tuổi 24, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã làm cơ thể anh bị liệt hoàn toàn.
Những tháng ngày đau đớn anh Huấn cùng cha mẹ vào ra khắp các bệnh viện, thử mọi phương cách để đấu tranh với đủ loại bệnh tật: liệt cơ, giãn thận, viêm tiết niệu mãn tính. Nhưng cũng chỉ vớt vát được cổ tay phải cựa quậy được, mơ ước tiêu tan, anh cố gắng sống lạc quan để không phụ tấm lòng cha mẹ.
Năm 2009 khi đang điều trị châm cứu tại chùa Ngòi, anh Huấn gặp được tình yêu của đời mình. Người con gái tên Nguyễn Thị Huyền, quê Yên Dũng (Bắc Giang), Huyền bị tật ở chân và tay phải, di chứng của trận lên sởi thuở bé, đã khiến anh cảm mến ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ đẹp tâm hồn và lòng thương người đầy vị tha. Sau thời gian âm thầm cảm mến, anh Huấn và chị Huyền nên duyên vợ chồng.
Niềm hạnh phúc ấy đã một lần nữa thắp lên khát vọng sống, thôi thúc anh muốn cầm bút vẽ. Được người bạn làm nghề cơ khí giúp đỡ chế tạo chiếc giá vẽ đa năng gắn vào xe lăn, anh nẹp chặt chiếc bút vào cổ tay kiên trì luyện tập. Nhìn chồng quên ăn, quên ngủ miệt mài bên giá vẽ, lại phải thường xuyên chịu đựng những cơn đau đớn của bệnh tật, chị Huyền nhiều lần khóc thầm, thay thế chồng quán xuyến việc nhà, chăm sóc, động viên anh vượt qua khó khăn.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Huấn cho biết: "Được người bạn đời chia sẻ động viên, trở lại với giá vẽ, anh muốn dành hết khả năng để làm những việc có ích. Ở quê, học trò muốn thi vào các trường đại học Kiến trúc, Xây dựng… thì phải đi xa nhà học tốn kém. Thương các em, anh quyết định nhận kèm một vài học sinh trong làng ôn thi môn vẽ vào đại học. Nhiều phụ huynh lúc đầu ngại thầy tật nguyền, không tin tưởng gửi con theo học, phần lại lo tiền học tốn kém. Biết chuyện, anh Huấn chia sẻ thật lòng: “Mình dạy học với mục đích giúp đỡ các em là chính. Chỉ mong các em không bỏ phí ước mơ, trưởng thành nên người là mình vui rồi”.
Thấu hiểu hoàn cảnh và tấm lòng của thầy, các bậc phụ huynh chung tay đóng góp một ít tiền điện nước, giấy bút và để thầy đảm bảo cuộc sống đạm bạc cùng với người mẹ già bệnh tật, người vợ tật nguyền, cậu con trai đang tập bò. Học trò nghèo, hoàn cảnh khó khăn thì anh nhận dạy miễn phí.
Không phụ tâm sức của thầy, lớp học trò đầu tiên lần lượt thi đỗ vào đại học trong niềm vui mừng của cả thầy trò lẫn gia đình. Tiếng lành đồn xa lớp học của thầy Huấn đông dần lên, học trò ở các xã lân cận và cả vùng Gia Bình, Hải Dương cũng tìm đến theo học. 5 năm qua, anh đã dìu dắt hơn 100 học trò thi đỗ vào các trường đại học, tỷ lệ đỗ đại học nguyện vọng một khóa nào cũng đều xấp xỉ 90%, tính cả nguyện vọng hai là 100%.
Thầy Huấn tâm sự: “Tôi coi các em như người nhà. Các em ngày nào đến học cũng được, học đến bao giờ mệt thì về. Em nào ở xa thì ở lại nghỉ trưa, ăn cơm với gia đình. Thỉnh thoảng lại phải đi viện điều trị, nhiều lúc bệnh tật tái phát mệt mỏi nhưng thương học sinh ở xa vất vả đến học, tôi lại gắng gượng lên lớp”.
Người thầy tận tụy ấy được các học trò hết mực yêu quý. Mỗi năm, vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam hay lễ Tết, các bậc phụ huynh, những thế hệ học trò về thăm thầy. Em Nguyễn Thị Mý (thôn Bè Khê, huyện Lương Tài, Bắc Ninh) có gia đình hoàn cảnh vô cùng khó khăn, được thầy Huấn dìu dắt đã thi đỗ vào Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Em Mý xúc động chia sẻ: “Bình thường với hoàn cảnh của gia đình em, thi vào trường Xây dựng là điều không thể nhưng nhờ thầy Huấn luôn động viên, quan tâm giúp đỡ em đã thực hiện được ước mơ của mình. Em cảm ơn thầy nhiều lắm. Điều chúng em học được ở thầy không chỉ là kiến thức mà còn là những quan niệm sống ý nghĩa và ý chí, nghị lực vươn lên không đầu hàng số phận”.
Và cuộc đời người thầy đặc biệt ấy có thêm niềm vui khi vợ chồng anh đón cậu con trai kháu khỉnh ra đời năm 2014. Anh Huấn đặt tên con là Nguyễn Minh Đức với ước mong cháu lớn lên khỏe mạnh và có một trí tuệ, tấm lòng trong sáng. Nhìn lại những tháng ngày đã qua, thầy Huấn tâm sự: “Dù cuộc đời có những khó khăn, số phận có nghiệt ngã đến đâu nhưng nếu sống hết mình, sống có ích thì sẽ vượt qua được tất cả. Giờ đây tôi chỉ mong sức khỏe của mình ổn định để có thể dạy thêm được nhiều lớp học trò, làm được nhiều điều có ích cho đời và cho người”.
Đến thăm lớp học của thầy Huấn, tôi mong ước thầy sẽ có được một căn phòng dạy học khang trang , kiên cố. Như vậy, thầy và trò sẽ không phải thay nhau lấy xô, thùng hứng nước mỗi khi trời đổ mưa, khi hè về thầy không phải nghỉ ngắt quãng vì nắng nóng xuyên qua mái nhà. Mong rằng ước mơ đó sớm trở thành hiện thực để thầy Huấn đem lòng nhiệt huyết, niềm đam mê truyền thụ cho lớp lớp học sinh.
Theo Bá Đoàn/Dân trí
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 24 phút trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 1 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 2 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 4 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.