Người thầy thuốc tận tâm với nghề
Nhiều năm cống hiến cho nghề, lương y Lê Văn Thanh đã chữa khỏi bệnh, mang đến niềm vui cho hàng loạt bệnh nhân. Ông được ca ngợi như một vị lương y tận tâm và hết lòng vì người bệnh.
Với châm ngôn "Lương Y như từ mẫu" hơn thế nữa đó là mong muốn gìn giữ tài sản trí tuệ của dòng họ, cha truyền con nối và tâm huyết với nền y học cổ truyền dân tộc, ông luôn làm việc hết lòng phục vụ và cứu chữa người bệnh.
Hành trình theo đuổi và gắn bó với nghề y
Ông Lê Văn Thanh sinh năm 1972, ông sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lương y Lê Văn Thanh
Vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống hành nghề y cứu người, ngay từ nhỏ ông đã được làm quen và tiếp xúc với nghề truyền thống của gia đình. Với ước mơ ấp ủ và cũng là để kế thừa sự nghiệp tổ tiên cùng với tính ham học và có năng khiếu với nghề, ông Lê Văn Thanh đã quyết tâm đầu tư thời gian theo các lớp lương y của tỉnh hội đông y tỉnh Thanh Hóa, lương y của tỉnh hội đông y Hà Nội, lớp y dược cổ truyền của Trường Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh Hà Nội, lớp châm cứu chuyên sâu tác động cốt sống của giáo sư Nguyễn Tài Thu.
Niềm đam mê với nghề thuốc chính là nguồn động lực để ông cố gắng, nghiên cứu và học tập. Mang trong mình hoài bão lớn, ông chưa bao giờ chùn bước trước những thách thức và khó khăn. Ông coi những điều đó là bài học, là kinh nghiệm nhằm giúp bản thân ngày một vững bước trên con đường mà mình đã chọn.
Những dấu ấn khó quên trên chặng đường sự nghiệp
Khi hoàn thành chương trình học, lúc này ông đã được trang bị một kho tàng kiến thức y học có hệ thống, logic và khoa học. Có thể thấy, tinh hoa nghề gia truyền của dòng tộc cùng với những giá trị cốt lõi trong tri thức mới đã trở thành một bệ phóng vững chắc cho hành trình tiếp theo của ông.
Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đúc rút được nhiều điều bổ ích trong điều trị bệnh. Ông tận dụng thế mạnh của cả Đông và Tây y nhằm tăng chất lượng chữa bệnh cao nhất.

Lương y Lê Văn Thanh khám chữa bệnh
Ông Lê Văn Thanh đã dày công nghiên cứu thành công bài thuốc bài thuốc uống trong, bài thuốc bổ trung ích khí kết hợp với bài độc hoạt tạng ký sinh có tác dụng từ bổ vào can thân, nuôi dưỡng vào gân xương, lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc, đỡ đau nhức.
Sau nhiều năm thực tập, thực hành công việc khám chữa bệnh ở Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Thanh Hóa, lương y Lê Văn Thanh được Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số 001075/TH-CCHN ngày 15/8/2012, đồng thời phòng chuẩn trị Y học cổ truyền do ông Thanh phụ trách cũng được Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 0329/SYT-GPHĐ ngày 15/8/2012.
Nỗ lực bền bỉ đã được đền đáp
Những bài thuốc gia truyền của dòng họ Lê không những được ông kế nghiệp thành công mà giờ đây, với theo dòng chảy của cuộc sống, sự hiệu quả từ các bài thuốc của ông đã được nhiều người biết đến. Nhiều bệnh nhân ở khắp mọi miền đất nước cũng đã liên hệ và tìm đến ông – như một vị cứu tinh.
Phác đồ điều trị của ông chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là bấm huyệt, xoa, sát, miết, giáp, vỗ, day, ấn,... tác động khớp, vận động khớp trong 10 ngày. Giai đoạn thứ hai là cấy chỉ tự tiêu, giai đoạn thứ ba là uống thuốc nuôi dưỡng gân xương. Cuối cùng là bó thuốc nam vào vị trí xương khớp đã tác động về vị trí giải phẫu. Với phác đồ này ông đã cứu chữa nhiều bệnh nhân.
Trong quá trình hoạt động, bằng sự cống hiến cho phong trào Y học cổ truyền của địa phương và cả nước ngày càng phát triển, lương y Lê Văn Thanh đã vinh dự đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của cấp ủy chính quyền địa phương, cùng nhiều thành quả khác nữa. Những bằng khen ấy với ông chính là động lực để phát huy, sáng tạo và hình thành những bài thuốc mới để tiếp tục công hiệu.

Lương ý Lê Văn Thanh nhận nhiều thành tích tốt trong Hội đồng đông y
Là một thầy thuốc tận tâm vì người bệnh, ông luôn mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất dành cho họ. Bên cạnh việc công việc chuyên môn, ông còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương. Đặc biệt, ông luôn nhắc nhở bản thân làm trọn cái tâm của người thầy thuốc.
Chính những người như Lương y Lê Văn Thanh đã tạo lòng tin cho người bệnh. Hơn nữa, làm cho chúng ta thêm hiểu và kính trọng những người đang ngày đêm âm thầm cống hiến cuộc đời cho nền y học nước nhà.
Thông tin liên hệ:
Phòng chuẩn trị Y học cổ truyền – Lương y Lê Văn Thanh
Chuyên chữa thoát vị đĩa đệm, trật xương là địa chỉ vàng trị liệu ko phẫu thuật
Địa chỉ: xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0984983491
PV

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 11 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.