Người Việt âm thầm mắc ung thư dạ dày dù được cảnh báo, bác sĩ nói chẩn đoán không khó
GiadinhNet - Ông T (63 tuổi) được chẩn đoán viêm dạ dày sau khi đi khám vì đau bụng vùng thượng vị. Ông đã điều trị nhiều đợt, tuy nhiên không nội soi dạ dày kiểm tra.
Đợt này, bệnh nhân đau tăng liên tục vùng thượng vị, ăn uống kém, gầy sút cân, nôn nhiều kèm đại tiện phân đen. Kết quả nội soi ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khiến ông giật mình: Ung thư dạ dày.
Bệnh nhân sau đó đã được cắt toàn bộ dạ dày, vét hạch, giải phẫu bệnh sau mổ cho thấy khối u đã "ăn" ra ngoài thành dạ dày và nhiều hạch quanh dạ dày, có tế bào ung thư di căn. Bệnh nhân sau đó phải tiếp tục điều trị hoá chất bổ trợ.
Cũng như ông T, bà H (55 tuổi) có tiền sử viêm dạ dày và đau vùng thượng vị nhiều năm nhưng thường tự mua thuốc điều trị. Bệnh tiến triển ngày càng nặng. Vài tháng trước, bà nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị nhiều kèm nôn, không ăn uống được, gầy sút cân nhiều.
Sau khi khám, nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bà bị ung thư biểu mô dạ dày. Người phụ nữ 55 tuổi được mổ cắt toàn bộ dạ dày, vét hạch. Sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh chẩn đoán bà đã bị ung thư giai đoạn muộn, tổ chức ung thư đã xâm lấn ra ngoài thành dạ dày, di căn. Hiện, bà được chỉ định điều trị hoá chất bổ trợ.

Phẫu thuật nội soi robot trong ung thư dạ dày đang được ứng dụng ở một số trung tâm cho kết quả ban đầu tốt về mặt ngoại khoa và ung thư học. Ảnh: BVK
"Các bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày muộn đều chung một điểm là trong khoảng thời gian dài có biểu hiện triệu chứng nhưng chủ quan không đi khám, phát hiện sớm" - TS.BS. Đặng Quốc Ái, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói. Việc phát hiện bệnh sớm hay muộn là yếu tố chính tác động đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp.
Trong khi đó, theo vị bác sĩ này, việc chẩn đoán không khó, chỉ nội soi dạ dày và sinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh ở những trường hợp có biểu hiện của bệnh lý dạ dày.
Đi khám muộn, phát hiện muộn, ngoài việc bệnh có biến chứng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ khỏi bệnh và tỷ lệ sống trên 5 năm sau phẫu thuật thấp.
Ung thư dạ dày được chia làm hai giai đoạn: Sớm và tiến triển. Biểu hiện lâm sàng của ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường bệnh cảnh viêm loét dạ dày: chán ăn, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn, đau nóng rát hoặc căng tức vùng thượng vị, cảm giác ậm ạch khó tiêu và ăn nhanh no.
Ở giai đoạn bệnh tiến triển, các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hơn. Bệnh nhân có thể gầy sút cân, đau vùng thượng vị liên tục, nôn và có khi nôn ra máu, đại tiện phân đen, thiếu máu với biểu hiện da niêm mạc nhợt và số lượng hồng cầu giảm qua xét nghiệm.
Nếu bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều lựa chọn điều trị, có thể chỉ cần nội soi dạ dày và cắt hớt niêm mạc mà không cần phẫu thuật.
Ở giai đoạn tiến triển, nếu còn khả năng phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ phải mổ cắt dạ dày và vét hạch (phẫu thuật triệt căn). Sau phẫu thuật tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, có thể điều trị bổ trợ bằng hoá chất. Với những bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật triệt căn nữa thì chỉ được phẫu thuật điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ.
Tỷ lệ sống 5 năm sau mổ với ung thư dạ dày giai đoạn sớm khoảng từ 70% - 85% đối với các trường hợp có di căn hạch và 90% - 95% đối với các trường hợp không có di căn hạch. Ngay cả khi khối u đã "ăn" ra hết các lớp dạ dày mà vẫn còn phẫu thuật triệt căn được thì tỷ lệ sống thêm sau mổ một năm là 92%, 3 năm là 65% và 5 năm là 47%.
TS.BS Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1 Bệnh viện K, cho biết ở Việt Nam, ước tính năm 2018 phát hiện thêm hơn 17.500 ca ung thư dạ dày, hơn 15.000 ca tử vong. Ngoài việc ngày càng gia tăng số mắc, số tử vong, căn bệnh này còn có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm của người Việt rất thấp.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, bác sĩ khuyên người dân duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E; hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư.
Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên bởi qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư. Cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày
Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ. Quan trọng nhất là tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu được phát hiện sớm căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, chất lượng điều trị hiệu quả rất cao.
T.Nguyên

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 1 ngày trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích
Y tế - 1 ngày trướcHai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 2 ngày trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tế - 2 ngày trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 3 ngày trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 4 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 4 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 4 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tếBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.