Nguy cơ ngộ độc từ hải sản
Hải sản là món ăn được nhiều người ưa thích. Dù mang lại nguồn dinh dưỡng cao, nhưng nếu không được bảo quản, chế biến kỹ, "tặng vật từ biển" sẽ trở thành hiểm hoạ đối với sức khỏe.
Những con số ngộ độc không thể làm ngơ

Ô nhiễm từ môi trường thiên nhiên, lưu trữ…
Hải sản cũng như những thực phẩm khác có thể bị ô nhiễm từ môi trường thiên nhiên, môi trườngnuôi trồng, từ việc lưu trữ, chế biến đến bảo quản và cung ứng. Từ môi trường và hoàn cảnh đó, những tác nhân nguy hiểm tiềm ẩn trong hải sản phát tác.
Trước hết là các độc tố tự nhiên có trong tảo biển như loài dinoflagellate và diatom. Khi cá và các loài giáp xác ăn vào, độc chất sẽ tập trung vào nội tạng của chúng và gây ngộ độc khi con người ăn phải. Bệnh do độc tố biển được xếp làm hai nhóm, phụ thuộc vào vật trung gian truyền bệnh là cá hay giáp xác.
Những độc tố gây tê liệt (PSP) gây liệt hệ thần kinh (NSP), tiêu chảy (DSP) và mất trí nhớ (ASP) thường trú ngụ trong các loài giáp xác. Các độc tố như ciguatera, tetrodotoxin thường có trong cá, như cá nóc (cá Fugu Nhật) hay một số loài mực, bạch tuộc. Chúng không mùi, không vị, không bị phân hủy dù bạn nấu kỹ, đông lạnh, ướp muối, sấy khô hay xông khói…
Ngộ độc ciguatera thường gặp ở Mỹ, Canada, vùng Caribbean, các đảo Nam Thái Bình Dương… Có tới hơn 400 loài cá mang độc tố này như cá nhồng, cá song, cá trình, cá vẹt, cá hanh đỏ, cá voi, cá đối…
Tùy số lượng ăn, loại cá và kích cỡ, chúng gây nên các bệnh khác nhau. Sau khi ăn 10 - 12 giờ, người ăn sẽ bị rối loạn tiêu hoá (đau bụng, tiêu chảy, nôn ói). Tiếp theo là đau răng, đau cơ, ngứa, nhìn mờ, khó bài niệu, trầm cảm và mệt mỏi, lẫn lộn cảm giác nóng và lạnh. Trường hợp nặng có thể mất điều hoà, liệt chi, suy hô hấp, co giật hoặc hôn mê.
Ngoài ra, nạn nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định, hạ huyết áp hoặc choáng. Các triệu chứng thần kinh thường kết thúc sau vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí có thể tái phát sau sáu tháng nếu người đó lại ăn hải sản hoặc uống rượu, cà-phê hay nước ngọt.
Các vi khuẩn cộng sinh trong một số loài cá (hơn 100 loài cá nóc), bạch tuộc vòng xanh (mực vòng xanh) đã sản ính ra độc tố tetrodotoxin. Nó tập trung nhiều ở gan, buồng trứng và ruột.

Ngộ độc scombroid khá phổ biến ở các nước ăn nhiều cá, xảy ra khi bảo quản, chế biến trong điều kiện không thích hợp (ví như nhiệt độ, độ pH…) khiến cá ươn, thối và tạo ra độc tố histamine. Loại độc tố này chịu được nhiệt, dù nấu chín hay đóng hộp qua thanh trùng, histamine vẫn không bị phá hủy.
Hàm lượng histamine quá cao hoặc cơ thể thiếu các enzyme phân giải sẽ gây ngộ độc. Bốn giờ sau khi ăn, mặt người ăn sẽ đỏ bừng, nổi mẩn, phù mạch, đỏ kết mạc, đau đầu, đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt… rồi tự hết trong vòng 3 đến 8 giờ.
Các hoạt động công nghiệp thải ra đất những kim loại nặng, từ đất ngấm vào các nguồnnước ngọt, nước đổ ra đại dương rồi gây ngộ độc cho con người khi ăn hải sản bị ô nhiễm. Thường gặp nhất là các kim loại nặng (chì, kẽm, thủy ngân…), các hoá chất như thuốc trừ sâu, trừ nấm, diệt cỏ, phân hoá học, kháng sinh, hormone tăng trưởng… Một trong những bệnh do độc tố này gây nên là minamata. Nó được miêu tả ở Nhật với những dấu hiệu như sững sờ, khó kiểm soát các chi, tổn thương nói và nghe.
Nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào hải sản, trong đó nhiều nhất là các loại phẩy khuẩn như phẩy khuẩn tả hoặc các phẩy khuẩn khác gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết.
Các vi khuẩn salmonella, shigella, E.coli… đều có thể gây ra ngộ độc hải sản và dẫn đến tử vong. Nếu nuôi trồng trong những điều kiện không hợp vệ sinh, virus viêm gan A có thể nhiễm vào hải sản và gây bệnh cho người lớn.
Các phương pháp phòng ngừa ngộ độc Làm gì khi có những dấu hiệu ăn ngộ độc hải sản? - Tại nhà và những nơi ăn hải sản: Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, hãy gây nôn và uống than hoạt tính. Khi nạn nhân đã rối loạn ý thức, hôn mê, phải hỗ trợ hô hấp ngay bằng thổi ngạt miệng - miệng, miệng - mũi. - Chuyển nhanh tới những trung tâm chống độc hoặc các cơ sở y tế gần nhất đê có đủ giải pháp, phương tiện, thuốc men cấp cứu ngộ độc. Phòng ngừa bằng cách nào - Hạn chế ăn hải sản sống tại những địa điểm du lịch xa lạ. - Không ăn hải sản có khả năng gây nhiễm độc mà các nhà chuyên môn đã khuyến cáo như cá nóc, bạch tuộc xanh… - Không ăn những hải sản lạ, có màu sắc, mùi vị đặc biệt hoặc hải sản ở các khu vực bị ô nhiễm, không được bảo quản, chế biến hợp vệ sinh. - Nên sổ giun, sán định kỳ 6 tháng một lần. |

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 10 phút trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 11 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 13 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.