Nguy cơ tiềm ẩn khi không uống đủ nước trong mùa đông
Khi nhiệt độ giảm, cơ thể thường cảm thấy ít khát hơn, do đó mất nước là vấn đề phổ biến mà nhiều người trong chúng ta phải đối mặt trong mùa đông, khi thời tiết lạnh…
1. Nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể thiếu nước
Khi cơ thể bị mất nước có thể gây ra các biểu hiện (triệu chứng):
- Đau đầu
- Khô miệng
- Da khô
- Chóng mặt…
Một số nguy cơ tiềm ẩn khác khi cơ thể mất nước như:
- Giảm hiệu suất tinh thần và thể chất: Nước có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của cơ thể. Thiếu nước trong cơ thể có thể làm giảm (mất) trí nhớ ngắn hạn, gây lú lẫn và giảm thời gian phản ứng.
- Sỏi thận : Khi không uống đủ nước, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ gây sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước có thể dẫn đến tổn thương thận và suy thận.

Ngay cả khi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Bệnh tim: Trong thời tiết lạnh, cơ thể cố gắng duy trì nhiệt độ thích hợp giúp các cơ quan quan trọng hoạt động đúng cách, bằng cách sử dụng các mạch máu ở da để điều chỉnh nhiệt. Điều này có thể làm tăng huyết áp , gây căng thẳng cho tim. Khi cơ thể không có nước, sự căng thẳng này đối với tim sẽ tăng lên.
- Táo bón: Nước giúp tiêu hóa thức ăn và làm cho phân mềm hơn. Khi ruột kết không có đủ nước, sẽ dẫn đến táo bón , đau bụng và chuột rút…
Bất kể nhiệt độ như thế nào, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Thiếu nước không chỉ dẫn đến mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu , táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Mẹo để giữ đủ nước trong mùa đông
Một cách phổ biến mà đơn giản để kiểm tra tình trạng mất nước là xem màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu tốt, nếu có màu vàng đậm, cảnh bảo cơ thể thiếu nước. Lưu ý, ngay cả khi dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước.
Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn duy trì đủ nước cho cơ thể vào mùa đông:
- Mang theo bên mình một chai nước hoặc để cốc, bình nước trước mặt khi làm việc, sẽ nhắc nhở bạn uống nước.
- Uống trà hoặc nước ấm: Các nghiên cứu cho thấy uống đồ uống nóng có hiệu quả cung cấp nước tương tự như nước lạnh. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy lạnh hãy đun sôi một ít trà thảo mộc , đảm bảo chọn loại không chứa caffeine vì caffeine cũng có thể gây mất nước.

Cơ thể thiếu nước làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều vấn đề sức khỏe khác ...
- Thêm hương vị vào nước: Thả các miếng trái cây, như táo thái hạt lựu, một lát chanh, kiwi, dưa chuột hoặc xoài… vào nước thường, để làm tăng hương vị của nước, giúp bạn muốn uống nước hơn.
- Ăn thực phẩm giàu nước: Tăng lượng thức ăn dạng lỏng như súp và nước ép trái cây… vì chúng có thể dùng thay thế cho bữa ăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ngày. Tổng lượng nước từ chất lỏng và thức ăn được tính vào quá trình hydrat hóa.
Mất nước vào mùa đông chắc chắn vẫn là một nguy cơ. Các dấu hiệu mất nước rất nhiều, nhưng một số dấu hiệu phổ biến hơn bao gồm đau đầu, chóng mặt, da khô và khô miệng hoặc có thể bị thiếu năng lượng, khó tập trung và dễ bị thương hơn, đặc biệt là nếu bạn đang tập luyện hoặc chơi thể thao.
Một số mẹo để giữ đủ nước vào mùa đông bao gồm đổi đồ uống lạnh thành đồ uống nóng, để nước bên cạnh, ăn các loại thực phẩm giàu nước như súp và trái cây và thêm hương vị vào nước.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời
Y tế - 7 giờ trướcTrong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Người đàn ông suy gan, suýt chết sau bữa ăn: Bác sĩ thốt lên 'do ăn 1 thứ chứa độc tố cực mạnh'
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcMột người đàn ông 51 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đến từ 1 nguyên liệu cực độc trong món canh.

6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Uống 6 quả chanh mỗi sáng để thải độc cơ thể và sự hối hận của một nạn nhân khi tin theo mạng xã hội
Sống khỏe - 11 giờ trướcChanh không xấu, nhưng nếu dùng sai cách, thì có thể trở thành độc dược.

Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcĐây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.

Lợi ích và tác hại của chè vằng bạn cần biết
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Cành và lá của chè vằng được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y, vậy nên chúng mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc sử dụng chè vằng sai cách cũng sẽ khiến chúng ta gặp phải những ảnh hưởng không tốt.

Trẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bị
Mẹ và bé - 13 giờ trướcDịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là thời điểm lý tưởng để nhiều gia đình đưa trẻ đi chơi xa, về quê hoặc du lịch dài ngày. Tuy nhiên, việc di chuyển, thay đổi môi trường, thời tiết, sinh hoạt có thể khiến trẻ dễ gặp các vấn đề sức khỏe như sốt, tiêu chảy, say xe, dị ứng hoặc côn trùng cắn…

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36
Sống khỏe - 16 giờ trướcMột số thói quen xấu có thể khiến bạn mới ngoài 30 nhưng đã phải đối diện với những bất ổn sức khỏe vốn thường gặp ở người 50, 60 tuổi.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.