Nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột và cách phòng
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng tăng huyết áp đột ngột khiến cho bệnh nhân bị các biến chứng nguy hại đến tính mạng.
Nguyên nhân khiến tăng huyết áp đột ngột
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng tăng huyết áp đột ngột khiến cho bệnh nhân bị các biến chứng nguy hại đến sức khỏe thậm chí tính mạng. Trong đó thường gặp nhất là việc ngừng thuốc huyết áp.
Trên thực tế, tất cả bệnh nhân tăng huyết áp có thể cần phải sử dụng thuốc suốt đời để kiểm soát huyết áp. Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn và duy trì được huyết áp ổn định cần phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Việc uống liều thấp hơn có thể khiến huyết áp tăng đột ngột.

Chế độ ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đột ngột.
Chế độ ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Ghi nhận cho thấy chế độ ăn nhiều muối hoặc thức ăn mặn có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Nguyên nhân là do dư thừa muối có thể làm căng động mạch, khiến cho thành động mạch trở nên dày và hẹp hơn và bắt đầu tắc nghẽn. Điều này không chỉ làm tăng huyết áp đột ngột mà còn cản trở khả năng cung cấp máu, khí oxy và những chất dinh dưỡng quan trọng tới các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, hấp thu những thực phẩm chế biến sẵn như: dưa chua, khoai tây chiên cũng có thể làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, ăn nhiều thịt đỏ và uống rượu cũng khiến làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp đột ngột.
Tương tác thuốc để điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào bao gồm ho và cảm lạnh,… cũng có thể gây tăng huyết áp đột ngột.
Cách phòng tránh tăng huyết áp đột ngột
Việc phòng tránh tăng huyết áp đột ngột đơn giản theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp
Người bệnh nên tự đo huyết áp tại nhà mỗi ngày tối thiểu 1 lần để theo dõi sức khỏe. Thời điểm đo huyết áp chính xác nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, trước lúc uống thuốc. Trước khi đo, cần ngồi nghỉ 1 phút sau đó đặt máy đo lên cổ tay, gập cánh tay để di chuyển cổ tay ngang tầm với tim.
Sau khi đo cần ghi lại kết quả vào sổ theo dõi kèm ngày, thời gian và thuốc đang dùng. Khi đi khám định kỳ, hãy đưa cuốn sổ ghi này cho bác sĩ.
- Hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê
Bị cao huyết áp không có nghĩa là phải kiêng hoàn toàn rượu, cà phê nhưng liều lượng nên thích hợp để tránh cơn cao huyết áp đột ngột xảy ra. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cồn và caffeine cho phép. Ngoài ra, nên bỏ thuốc lá sớm để cải thiện được tình trạng cao huyết áp.
- Không nên ăn quá mặn
Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp. Do đó, để đề phòng cơn cao huyết áp đột ngột, người bệnh nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống.
- Giảm bớt cholesterol xấu và chất béo bão hòa
Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt hay đồ chiên rán được xem là thực phẩm vô cùng xấu đối với người mắc bệnh cao huyết áp. Do đó, nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm này để phòng ngừa huyết áp tăng cao đột ngột. Thay vào đó, nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhiều loại rau quả và chất béo không bão hòa.
- Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên luyện tập thể thao có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Việc luyện tập sẽ giúp người bệnh đốt cháy được chất béo dư thừa và giúp cơ thể dẻo dai hơn. Do đó, người bệnh nên tham khảo bác sĩ về môn thể thao hoặc các bài tập tốt cho người cao huyết áp.
Tuy nhiên không nên tập các bài tập quá sức. Nếu thấy các dấu hiệu như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi thì cần dừng lại nghỉ ngơi ngay.
Cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp.
Nếu huyết áp tăng cao trên 160mmHg, hãy cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp có sẵn (thuốc được bác sĩ kê đơn trước đó). Đây là biện pháp giúp hạ huyết áp nhanh chóng nhất, các loại thuốc này thường có dạng thuốc nhỏ giọt hoặc viên ngậm.
Trong thời gian chờ thuốc có tác dụng, người bệnh nên tuyệt đối tránh đi lại, hãy nằm nghỉ ngơi và nhờ người thân đo huyết áp lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau đó, nếu huyết áp vẫn không hạ, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ chăm sóc y tế toàn diện.
Ngoài ra, đối với người bệnh bị cao huyết áp đột ngột cùng lúc với việc xuất hiện các dấu hiệu như đau tức ngực, giảm thị lực, người yếu liệt, máu mũi chảy, hôn mê hoặc lừ đừ thì nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu nhanh chóng.
Tóm lại: Tăng huyết áp đột ngột cần được xử trí kịp thời vì đây có thể là nguyên nhân gây ra những biến cố như vỡ mạch máu, tắc hẹp động mạch, nhồi máu não, suy tim cấp, xuất huyết não. Nếu có tiền sử cao huyết áp thì cần sử dụng thuốc ổn định huyết áp thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó cần tuân thủ một chế độ ăn uống phù hợp và khi có những triệu chứng bất thường nào xuất hiện thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện xử trí kịp thời.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 33 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.