Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên tắc "3 nửa phút" ai cũng có thể thực hiện được để tránh đột quỵ

Thứ ba, 10:38 14/11/2023 | Bệnh thường gặp

Thời tiết giao mùa, nhất là khi nhiệt độ môi trường giảm xuống đột ngột có thể khiến cho nhiều bệnh lý trở nặng như các bệnh đường hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản mạn tính…), bệnh dị ứng, cơ xương khớp và đặc biệt là nhóm bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

Đã có nhiều trường hợp bị đột quỵ sau khi ngủ dậy được ghi nhận. Một nghiên cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, được thực hiện trong 2 năm (2016-2017) với 3907 bệnh nhân bị đột quỵ não. Kết quả khảo sát cho thấy có 62,9% bệnh nhân bị đột quỵ  diễn ra và sáng sớm (từ 5-8 giờ). Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là việc thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang tư thế vận động (như đứng hoặc đi), gây ra sự thay đổi huyết áp và nồng độ hormon trong cơ thể.

Thói quen này nhiều người mắc phải khi dậy đi vệ sinh lúc nửa đêm hoặc ngồi dậy ngay vào sáng sớm sau khi ngủ dậy. Điều này có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng – "nước chảy về chỗ trũng".

Nguyên tắc "3 nửa phút" – đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả - Ảnh 1.

Hạ huyết áp tư thế đứng là sự suy giảm huyết áp tư thế quá mức khi đứng dậy, giảm > 20mmHg với huyết áp tâm thu hoặc giảm > 10mmHg với huyết áp tâm trương hoặc cả 2 ở tư thế đứng trong vòng 3 phút sau khi đứng dậy.

Hậu quả gây ra là đột ngột thiếu máu và oxy cung cấp cho não, dẫn đến các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, có thể ngất xỉu, co giật, thậm chí chấn thương do ngã quỵ. Mặt khác, khi huyết áp giảm đột ngột, sẽ kích thích phản xạ của cơ thể, làm tăng nhịp tim và huyết áp trở lại. Ngoài ra, sau một đêm ngủ dài, cơ thể bị mất đi một lượng nước, khiến cho máu trở nên cô đặc hơn và tim phải co bóp mạnh hơn. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch, khiến mảng xơ vữa nứt, vỡ và hình thành cục máu đông, gây tắc động mạch não.

Những trường hợp có nguy cơ cao bị hạ huyết áp tư thế đứng như:

- Người có các bệnh lý tim mạch như tình trạng giảm cung lượng tim do rối loạn nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm, hẹp van động mạch chủ, suy tim, hẹp động mạch…

- Người bị giảm thể tích máu trong các trường hợp như mất nước (tiêu chảy kéo dài, say nắng, say nóng…), tình trạng thiếu máu (thiếu máu mạn tính do thiếu sắt,…)

- Người có các bệnh lý thần kinh như  đột quỵ não, bệnh Parkinson…

- Người sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu …

 - Người bệnh phải nằm lâu, bất động trong một thời gian dài do bệnh tật, hoặc mang thai…

Nguyên tắc "3 nửa phút" ngăn ngừa tình trạng này bao gồm các bước:

- Sau khi thức dây, không vội rời giường, nằm yên trên giường trong vòng nửa phút.

Nguyên tắc "3 nửa phút" – đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả - Ảnh 2.

- Sau nửa phút nằm yên, tiếp tục ngồi dậy, giữ tư thế ngồi trên giường trong vòng nửa phút.

- Tiếp tục giữ tư thế ngồi, nhưng thả hai chân xuống giường rồi duy trì tư thế trong nửa phút.

Điều đó sẽ giúp cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi tư thế. Đây là thời gian tối thiểu mà bạn có thể thực hiện và lý tưởng hơn nữa là bạn có thể thực hiện thêm một vài động tác đơn giản tại giường như động tác gập các khớp trước khi duỗi tối đa; nâng chân lên và hạ chân xuống; xoay bàn chân quanh mắt cá chân và lắc qua lắc lại…

Ngoài ra, một số thay đổi về thói quen ăn uống, tập luyệnvà sinh hoạt cũng góp phần làm giảm tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng bao gồm:  

Uống đủ nước (2-3 lít nước/ngày), đặc biệt khi làm việc trong điều kiện mất nước kéo dài, điều đó giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Biện pháp uống nước nhanh khoảng 0,5 lít trong 3-5 phút, có thể coi như một cách khẩn cấp để làm tăng huyết áp tâm thu và làm giảm hạ huyết áp tư thế nhanh. Hiệu quả lên huyết áp đạt cực đại sau 30 phút và kéo dài 2 giờ.

Nguyên tắc "3 nửa phút" ai cũng có thể thực hiện được để tránh đột quỵ - Ảnh 3.


Ăn thêm muối, có thể bổ sung 1-6g/ngày. Tuy nhiên, biện pháp này cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ do ảnh hưởng đến tim mạch và thận, đặc biệt ở những người đã có bệnh lý tim mạch trước đó.

Bổ sung thêm các thuốc bổ máu (thuốc chứa sắt, acid folic…) kèm các thực phẩm như thịt bò, trứng, các loại hạt ngũ cốc…nhằm tăng "nguyên liệu" tạo hồng cầu cho những người bị thiếu máu mạn tính.

Hạn chế rượu bia do các thức uống có chứa cồn có thể gây giãn mạch máu.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn cường độ tăng dần.

Với nguyên tắc "3 nửa phút" đơn giản, dễ thực hiện cùng những điều chỉnh trong thói quen ăn uống và sinh hoạt, có thể giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh đột quỵ não – một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tàn phế hoặc tử vong hàng đầu hiện nay mà không tốn kém. 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Top