Nhà báo Hồ Quang Phương: “Không gian nhà tôi lúc nào cũng mang hơi thở báo chí”
GiadinhNet - Là con trai của cây viết chính luận nổi tiếng Hồ Quang Lợi, có lẽ không quá khi mượn câu “Hổ phụ sinh hổ tử” để nói về nhà báo Hồ Quang Phương. Cha anh từng đạt 9 giải thưởng báo chí lớn trong nghiệp viết, còn anh cũng có cho mình tới 8 giải thưởng báo chí, trong đó có 4 giải A...
Nhà báo Hồ Quang Phương. Ảnh: NVCC
Gia đình có truyền thống quân đội
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân đội, ba anh từng đảm nhiệm nhiều vai trò ở Báo Quân đội Nhân dân (rồi sau này là Tổng biên tập Báo Hà Nội mới, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam) nên con đường đến với báo chí của Hồ Quang Phương như ngấm vào anh tự bao giờ.
Anh vẫn nhớ như in cảm giác, hễ có ba ở nhà là không gian trở nên đậm đặc hơi thở báo chí. Hồ Quang Phương kể: "Tôi thấy ba làm việc, rồi nói chuyện với mọi người về tình hình thời sự trong nước, quốc tế mỗi ngày, lúc ấy tôi chưa cần phải đọc báo cũng nắm được kha khá chuyện. Tôi cũng ý thức được rất sớm những gian nan của nghề báo, khi biết ba có những đêm thức trắng, rồi những chuyến công tác liên miên... Khi còn làm mảng quốc phòng an ninh thì đi công tác biên giới; lúc phân công theo dõi thời sự quốc tế thì phải trực đêm; rồi làm Thư ký toà soạn cũng thế, ba ít có thời gian được nghỉ ngơi đúng nghĩa… Nhưng tôi không thấy đó là sự thiệt thòi, bởi ba tôi cũng may mắn có người vợ và những đứa con không có thói quen than phiền. Điều này cũng định hình tính cách ở tôi, luôn nhìn sự việc theo hướng tích cực nhất. Chuyện to cho thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì.
Mẹ tôi trưởng thành trong môi trường quân đội như ba tôi. Bà quen với kỷ luật và sự hy sinh, cống hiến. Ngày nhỏ, tôi thường được mẹ đưa đến Thư viện Quân đội nơi mẹ làm việc, nhất là trong kỳ nghỉ hè. Tôi thấy mình thật nhỏ bé trước những giá sách khổng lồ, ẩn chứa kho tàng tri thức của nhân loại. Cũng bởi thế, từ khi biết đọc, tôi đã tiếp cận những tác phẩm kinh điển của thế giới. Đó là cái "phông" khá tốt để tôi từng bước tiến vào nghề báo".
Gia đình nhà báo Hồ Quang Lợi. Ảnh: NVCC
Đọc nhiều sách nên từ nhỏ, Hồ Quang Phương sớm bộc lộ năng khiếu văn chương. Anh học chuyên Văn tại Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) nhưng lên THPT thì Hồ Quang Phương coi "con trai mà học Văn là ủy mị, không mạnh mẽ", lại suốt ngày phải học thuộc lòng nên anh không còn cảm hứng với môn này nữa. "Khi đó, ba hơi buồn và nói với tôi rằng, có lẽ con đang hiểu nhầm về môn Văn. Thực ra Văn không chỉ là những bài văn cụ thể mà nó là tư duy, là kiến thức, là tâm hồn, là tính nhân văn, tóm lại văn chính là người. Tôi đã suy nghĩ về câu nói đó, để rồi sau khi tốt nghiệp THPT, tôi quyết định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi lao vào học ôn như điên, mỗi ngày chỉ ngủ khoảng 2-3 tiếng, bỏ cả một vòng chung kết EURO 2000 đầy sôi động. Kết quả năm đó, tôi đỗ thủ khoa đầu vào của trường. Năm thứ nhất đại học, tôi đã có bài đăng báo rồi", anh nhớ lại.
Hồ Quang Phương nói, cảm hứng làm báo lớn nhất của anh là cảm hứng về Tổ quốc. "Bài báo đầu tiên của tôi có tiêu đề "Cuộc hội ngộ linh thiêng", viết về các di vật của liệt sĩ được quy tập từ các chiến trường tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có một lá cờ Tổ quốc rách bươm đã bay hết màu. Lá cờ ấy đã được tìm thấy cùng với hài cốt của một liệt sĩ. Từ phòng triển lãm bước ra, nhìn lên Cột cờ Hà Nội, tôi thấy ngay lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc đang kiêu hãnh tung bay trên nền trời xanh thẳm. Lúc ấy, tôi liên tưởng để có lá cờ tung bay trên cột cờ kia đã có bao lá cờ phải nằm dưới lòng đất cùng với các liệt sĩ.
Tôi cũng nhớ ông bà ngoại là chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ; nhớ bác là Hồ Sỹ Quý hi sinh trong kháng chiến chống Pháp và chú ruột Hồ Quang Lộc là liệt sự trong chiến tranh biên giới Tây Nam khi mới 20 tuổi", Hồ Quang Phương chia sẻ. Sau này, mỗi khi đi tác nghiệp, gặp gỡ những nhân vật nói về sự hi sinh, về Tổ quốc… đều khiến anh rưng rưng cảm động, như nhìn thấy ông bà, bác và chú mình trong đó.
Giải thưởng lớn đầu tiên
Nhà báo Hồ Quang Lợi đạt giải A và nhà báo Hồ Quang Phương đạt giải B Báo chí toàn quốc năm 2005. Ảnh: NVCC
Sau khi tốt nghiệp đại học, Hồ Quang Phương chọn con đường quân ngũ, về công tác tại Báo Quân đội Nhân dân. Anh nói: "Thực ra hồi sinh viên, tôi rất thích Báo Tuổi trẻ và muốn được làm việc tại tờ báo này. Nhưng thời đó, tôi còn trẻ, tính cách khá bốc đồng. Vì thế, tôi nghĩ nếu mình vào môi trường quân đội thì sẽ được rèn luyện, trưởng thành hơn". Và cho đến bây giờ, anh nghĩ sự lựa chọn của mình là đúng.
Năm đầu tiên công tác tại Báo Quân đội Nhân dân (năm 2005), anh và nhóm tác giả đã đạt Giải B Báo chí toàn quốc với vệt bài "Hành quân tiếp lửa truyền thống - Vang mãi khúc quân hành".
Sau này, Hồ Quang Phương nhận được nhiều giải thưởng cao hơn nhưng như "tình đầu nhớ mãi", loạt bài đến giờ vẫn gợi cho anh nhiều xúc động. Hồi đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Báo Quân đội Nhân dân tổ chức cho 1.000 cựu chiến binh từ Bắc vào Nam. "Đó là một cuộc hành quân của những người anh hùng giải phóng, mà tôi nghĩ sẽ khó có lần thứ hai. Và tôi may mắn được là giao nhiệm vụ tác nghiệp trong cuộc hành quân đó", nhà báo Hồ Quang Phương kể.
Hôm làm lễ phát động tại Nhà hát Lớn, ngày 20/4/2005, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến dự và phát biểu. Cố Đại tướng nói: "Cuộc hành quân của các đồng chí có nhiệm vụ kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Thế hệ trước đã hi sinh xương máu để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thế hệ hiện tại và tương lai có trách nhiệm tiếp nối truyền thống yêu nước đó để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ". Được giao nhiệm vụ tường thuật bài phát biểu của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồ Quang Phương thấm từng lời đó và như thấy luôn vang lên trong tâm trí mình.
Nhớ mãi lần phỏng vấn Thượng tướng
Nhà báo Hồ Quang Phương trên đường tác nghiệp tại xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: NVCC
Trong loạt bài về 30/4 được giải B Báo chí toàn quốc năm 2005 còn có một sự kiện đáng nhớ với Hồ Quang Phương. Đó là cuộc phỏng vấn với cố Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng, nguyên quyền Tham mưu trưởng Chiến dịch Hồ Chí Minh. "Khi đến nơi, bác Hiền đọc giấy giới thiệu và nhìn tôi chăm chú, rồi hỏi: "Có ai ở báo đi cùng cháu không?". Khi tôi trả lời "Dạ không ạ", thì bác đột ngột bảo: "Báo Quân đội Nhân dân sao lại để một Thiếu úy đi phỏng vấn một vấn đề quan trọng như thế này?". Tôi thuyết phục nhưng bác Hiền nhất định không đồng ý.
Xu hướng làm báo của tôi từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ và có lẽ sau này cũng thế thôi: Luôn xác định mình là ai, mình cần phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, từ những cái tin nhỏ nhất.
Nhà báo Hồ Quang Phương
Tôi gọi điện báo cáo với Thượng tá Nguyễn Hồng Sơn, Báo Quân đội Nhân dân. Khi Thượng tá Sơn đến, bác Hiền mới nói: "Cậu kia trẻ quá, liệu có hiểu hết lịch sử? Các ông liều…". Hóa ra Thượng tướng lo tôi không nắm vững kiến thức lịch sử, mà viết những bài dạng này thiếu kiến thức thì không ổn.
Nhưng, Thượng tá Nguyễn Hồng Sơn không đến để phỏng vấn, mà đến để giới thiệu và "bảo lãnh" cho tôi. Sau khi giới thiệu xong, Thượng tá Sơn rời đi, để lại tôi với vị Thượng tướng lẫy lừng trận mạc.
Bài phỏng vấn được đăng trên Báo Cuối tuần Quân đội Nhân dân đã tạo nên sự chú ý lớn của độc giả và các cựu chiến binh. Ngay buổi sáng hôm báo ra, Hồ Quang Phương mang số báo có bài đến gặp cố Thượng tướng Lê Ngọc Hiền. Ai ngờ, ông đã đọc xong bài từ trước, tờ báo còn xếp ngay ngắn trên mặt bàn. Ông nói: "Tôi không sợ phải đối đầu với ai để bảo vệ sự thật lịch sử. Cháu còn trẻ mà đã dám đương đầu như thế là rất tốt". Khi đó, Hồ Quang Phương đã trả lời: "Không phải là cháu, mà đây là Báo Quân đội Nhân dân. Cái gì liên quan đến lịch sử, đến Tổ quốc, đến xương máu người lính thì Báo Quân đội Nhân dân sẽ bảo vệ đến cùng, không ngại va chạm".
Nói về sự ảnh hưởng từ phong cách của nhà báo Hồ Quang Lợi, Hồ Quang Phương nói rằng, đó là sự thận trọng trong từng câu chữ để thể hiện ý đồ, tư duy của mình một cách chính xác nhất. Anh quan niệm, mỗi bài báo phải là một hệ thống câu từ, lý luận rất chặt chẽ, cùng với đó là phải mang lại cho độc giả cảm xúc để tạo ra hành động. "Cảm xúc chứ không phải cảm tính chị nhé. Cảm xúc nhiều nhưng cảm tính ít", Hồ Quang Phương giải nghĩa.
Anh nhấn mạnh: "Xu hướng làm báo của tôi từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ và có lẽ sau này cũng thế thôi: Luôn xác định mình là ai, mình cần phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, từ những cái tin nhỏ nhất".
8 giải báo chí của nhà báo Hồ Quang Phương
- Giải A Báo chí quốc gia năm 2012 với loạt bài "Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh".
- Giải A Báo chí quốc gia năm 2017 với loạt bài "Kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".
- Giải A Báo chí quốc gia năm 2020 với loạt bài "Pháp luật Quốc phòng – Hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân".
- Giải A Văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010.
- Giải B Báo chí toàn quốc năm 2005.
- Giải B Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Búa liềm Vàng năm 2017.
- Giải B Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Búa liềm Vàng năm 2018.
- Giải B Báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam" năm 2021.
Lê Thanh Hà
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 2 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 22 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 35 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 7 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 7 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.