Nhà sử học Dương Trung Quốc nhớ Trung thu xưa
GiadinhNet - Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng Trung thu là dịp để trẻ em vui đón và người lớn nhớ lại tuổi thơ của mình. "Ký ức tuổi thơ cũng chính là một phần của Tết Trung thu dành cho người lớn vậy", ông nói...
Nhân dịp Tết Trung thu, Cung thiếu nhi Hà Nội phối hợp cùng Hội Truyền thông TP. Hà Nội tổ chức Chương trình Tọa đàm "Tết Trung thu cổ truyền – Gìn giữ, phát huy và lan tỏa" với mong muốn để các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục cùng chia sẻ những ý kiến về việc gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của Tết Trung thu cổ truyền.

Tham dự chương trình có có nhiều chuyên gia uy tín như: Nhà sử học Dương Trung Quốc; Tiến sĩ Vũ Hồng Nhi - Phó Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; TS. Vũ Thế Long - Chuyên ngành nghiên cứu môi trường và lịch sử văn hóa; Nhà văn Lê Phương Liên, các em học sinh… Đặc biệt chương trình còn có sự tham gia của 2 nghệ nhân đồ chơi dân gian: nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền, (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) 83 tuổi và đã có hơn 60 năm làm đèn kéo quân. Bà Phạm Nguyệt Ánh, 73 tuổi (tổ 2, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), người vẫn miệt mài ngày đêm làm ra các con giống, đĩa hoa quả bằng bột.
Trong khuôn khổ chương trình đã trưng bày gần 30 bức ảnh về Trung thu Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay sưu tầm. Các bức ảnh là những câu chuyện về các đồ chơi Trung thu, cách đón Trung thu của người Hà Nội sau năm 1945.
Bài tham luận của các chuyên gia trong chương trình Tọa đàm cũng chia sẻ những câu chuyện, ký ức, nghiên cứu về Tết Trung thu cổ truyền qua những góc nhìn khác nhau: đồ chơi Tết Trung thu, mâm cỗ Trung thu, về những nét văn hóa đẹp cần gìn giữ, lan tỏa.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng Trung thu là dịp để trẻ em vui đón và người lớn nhớ lại tuổi thơ của mình. "Ký ức tuổi thơ cũng chính là một phần của Tết Trung thu dành cho người lớn vậy", ông nói...
Chia sẻ về ấn tượng Trung thu xưa, nhà sử học Dương Trung Quốc vẫn còn nhớ bài "tập làm văn" của một học trò nếu còn sống thì hôm nay đã 128 tuổi và viết cách đây đã 115 năm (1907). Đó là bài "Trung thu" của trò Nguyễn Văn Xuân, khi đó 13 tuổi, học tại trường Đông Kinh Nghĩa Thục nổi tiếng ở phố Hàng Đào.
Bài văn miêu tả Trung thu cách đây hơn 100 năm được miêu tả ngắn gọn nhưng thể hiện vốn từ vô cùng phong phú và sinh động. Như đoạn này: "Giăng sáng quắc, phố xá ngộn những người. Đây: dình tùng sèng; đó: dình tùng sèng. Đầu phố một đám rước, quối (cuối) phố một đám rước. Nào rồng, nào sư tử, nào cá, nào thiềm thừ, kéo đàn kéo lũ, như đi tắm sáng giăng tròn.
Chỗ nọ lập trống quân; chỗ kia chăng trống quít. Hàng Đường, Hàng Ngang, nhà nào nhà nấy đua nhau bày cỗ. Khéo gớm! Khéo ghê! Kìa đu đủ gọt ra hoa sói hoa nhài, nọ đùi gà bày thành Tiều-phu, Lão-vọng";

Hay: "Bánh dẻo, bánh nướng, đủ các lối bột đường; trái dừa, trái bưởi, thiếu chi loài hoa quả? Giai giai, gái gái, mặt mũi hớn hở, chán cỗ nhà lại đi ghé cỗ người. Nhà ta khéo, nhà nó vụng; nhà ta nhiều bánh, nhà nó ít xôi".
Bài văn chứa đựng nhiều tri thức (cả ngôn từ) về đời sống liên quan đến ngày Tết Trung thu ở Hà Nội với các đồ chơi, trò vui, tích truyện hay phong tục tập quán của người xưa. Nhiều thứ nay vẫn còn, nhiều cái nay đã mất càng khiến thế hệ ngày nay thêm trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp của văn hoá.
TS. Vũ Hồng Nhi - Phó Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có bài tham luận công phu với nhiều thông tin về các nghệ nhân đồ chơi dân gian, những người đã góp phần "Giữ lửa" cho Trung thu xưa để các bạn nhỏ ngày nay có thể hiểu rõ và ctham gia những trò chơi dân gian thú vị.

TS. Vũ Thế Long chia sẻ về những kỷ niệm của mình về những trò chơi Trung thu xưa cũng như những suy nghĩ của ông về việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của các đồ chơi Trung thu.
Bà Phạm Thanh Hà – Chủ tịch Hội truyền thông thành phố Hà Nội đại diện ban tổ chức cho biết: "Chủ đề: Tết Trung thu cổ truyền – Gìn giữ, phát huy và lan tỏa đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các chuyên gia cũng như các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục. Để gìn gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa của Tết Trung thu cổ truyền sẽ cần sự chung tay của các bên: nhà nghiên cứu bảo tồn văn hóa, nhà trường, gia đình, các cơ quan truyền thông, các nhà sản xuất đồ chơi, sản phẩm phục vụ Trung thu. Những cách làm, mô hình tổ chức Trung thu hay, sáng tạo sẽ cần được phát huy và lan tỏa. Trong tương lai, ban tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của Tết Trung thu".

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọc - 11 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.

Phim ngập cảnh nóng gây sốc ở Cannes
Xem - nghe - đọc - 16 giờ trước“Die My Love” được đánh giá là một trong những tựa phim nổi bật nhất Liên hoan phim Cannes năm 2025. Phim nhận tràng pháo tay kéo dài 9 phút sau khi ra mắt vào ngày 17/5.

Việt Nam giới thiệu phim “Địa đạo” tại Cannes 2025
Xem - nghe - đọc - 1 ngày trướcCác đại diện Việt Nam đến Cannes năm nay gồm có bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, diễn viên Hồ Thu Anh (phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối")...

Phim 'Cha tôi người ở lại' bao giờ kết thúc?
Xem - nghe - đọc - 1 ngày trướcGĐXH - "Cha tôi người ở lại" đã lên sóng tập 39 và chỉ còn vài tập nữa là kết thúc để nhường chỗ cho phim mới "Mặt trời lạnh".

Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng tham gia Bố ơi mình đi đâu thế?
Xem - nghe - đọc - 2 ngày trướcGĐXH - Sau thời gian dài vắng bóng, 'Bố ơi mình đi đâu thế?' sẽ trở lại với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến như: Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng.

Triển lãm ảnh 'Rạng rỡ tên Người' kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xem - nghe - đọc - 2 ngày trướcGĐXH - Chiều 16/5, tại Báo Nhân Dân (71 phố Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người".

NSƯT chuyên vai ác đóng 'Lật mặt 8': Tôi vừa làm mẹ, vừa làm cha nuôi dạy 3 con
Xem - nghe - đọc - 2 ngày trướcNhân vật bà ngoại do NSƯT Kim Phương thủ vai ở "Lật mặt 8" của Lý Hải được yêu mến vì là một điểm sáng đầy cảm xúc trong phim.

Tập mới nhất 'Cha tôi, người ở lại': Thảo bị ngất vì quá 'lụy tình', đáng thương hay đáng trách?
Xem - nghe - đọc - 4 ngày trướcGĐXH - Thảo tìm mọi cách để quên Nguyên, cô lao vào công việc và học tập đến mức kiệt sức nên bị ngất phải nhập viện.

Hàng trăm fan xếp hàng chờ Phương Mỹ Chi, Pháo và 28 em xinh
Xem - nghe - đọc - 4 ngày trướcHàng trăm khán giả xếp hàng dài tại trung tâm thương mại ở TPHCM để chào đón dàn nghệ sĩ nữ của Em xinh say hi. Show thực tế gây chú ý với dàn thí sinh như Bích Phương, Phương Ly, Miu Lê, Pháo, Phương Mỹ Chi, Tiên Tiên…

Ca sĩ Nguyễn Kiều Oanh chơi lớn, bắt tay cỗ máy tạo hit Khắc Việt, Trang Pháp
Xem - nghe - đọc - 5 ngày trướcCa sĩ Nguyễn Kiều Oanh vừa giới thiệu đến công chúng EP mang tên "Tự em" đánh dấu hành trình trưởng thành và tái sinh sau những vết xước tình cảm.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.