Nhận biết thực phẩm biến đổi gen qua các dấu hiệu nào?
Ngày càng có nhiều thực phẩm biến đổi gen được bán trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa thực sự hiểu về thực phẩm biến đổi gen và những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Vậy đâu là những dấu hiệu để nhận biết và phân biệt thực phẩm biến đổi gen với thực phẩm truyền thống?
Thực phẩm biến đổi gen đã có mặt khá lâu trên thị trường Việt Nam. Một lượng lớn ngô và đậu tương được nhập khẩu về làm nguồn nguyên liệu chế biến và tỷ lệ biến đổi gen của hai loại cây này là 81% đối với đậu tương và 35% đối với ngô.
Càng ngày, số lượng các mặt hàng thực phẩm biến đổi gen càng đa dạng và phong phú về chủng loại và chất lượng bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, việc quản lý cũng như cách thức phân biệt các sản phẩm này là vô cùng cần thiết.

Việc quản lý và phân biệt thực phẩm biến đổi gen là rất cần thiết.
Theo các quy định trên, việc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen được áp dụng trong trường hợp thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn năm phần trăm (5%) tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm.
Trên nhãn sản phẩm ghi cụm từ "thực phẩm biến đổi gen" hoặc "biến đổi gen" bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng; đối với sản phẩm thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có diện tích để ghi nhãn nhỏ hơn 10cm2 thì trên nhãn bắt buộc phải có tên hàng hóa và cụm từ "biến đổi gen".
Nhận biết thực phẩm biến đổi gen
Với số lượng thực phẩm biến đổi gen lớn và đa dạng được lưu hành trên thị trường, người tiêu dùng cần nắm được các dấu hiệu nhận biết cơ bản để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của mình.
Thông thường có thể nhận biết thực phẩm biến đổi gen qua nguồn gốc thực phẩm từ các nước cho phép sử dụng thực phẩm biến đổi gen, qua mã code sản phẩm.
Nhận biết qua nguồn gốc thực phẩm
Cho đến nay có rất nhiều nước trên thế giới cho phép sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Thông qua nguồn gốc của những thực phẩm in trên bao bì, người tiêu dùng có thể nhận định được sản phẩm ấy có phải là biến đổi gen hay không? Hay các nguồn nguyên liệu tạo nên những sản phẩm ấy như ngô, đậu nành, khoai tây, cà chua… có nguồn gốc từ các sinh vật biến đổi gen rất lớn.
Cách nhận biết thực phẩm biến đổi gen GMO thông qua mã code
Trên thị trường, hầu hết các nguyên liệu chế biến thực phẩm đều được quy định mã code. Thông qua mã code này, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết ra đó có phải là thực phẩm biến đổi gen hay không?

Thực phẩm biến đổi gen, có mã code bắt đầu bằng số 8.
Cụ thể, nếu trên tem có dãy số có 5 chữ số, bắt đầu bằng chữ số 8 thì có nghĩa đây là loại thực phẩm biến đổi gene GMO. Với những trường hợp chữ số đầu tiên bắt đầu bằng số 9 và dãy số vẫn có 5 chữ số thì có nghĩa đây là loại thực phẩm 100% hữu cơ an toàn cho cơ thể còn nếu trên nhãn dán chỉ có 4 chữ số và con số bắt đầu là "4" hoặc "3" có nghĩa là sản phẩm được trồng theo phương pháp thông thường có sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón.
Ngoài ra cũng có thể phân biệt thực phẩm biến đổi gen thông qua hình thức bên ngoài của sản phẩm đối với những sản phẩm có sự thay đổi rõ rệt về hình dáng, màu sắc và kích thước so với thực phẩm trồng truyền thống. Tuy nhiên, đây là cách nhận biết thực phẩm biến đổi gen GMO không hoàn toàn chính xác nếu như xảy ra trường hợp hình dáng của giống biến đổi gen không khác nhiều so với giống cũ.

Thực phẩm sản xuất theo phương pháp thông thường có mã code bắt đầu bằng số 4 hoặc 3.
Đối với sản phẩm không bao gói sẵn, việc phân biệt sản phẩm phẩm biến đổi gen gặp khó khăn hơn. Nếu sản phẩm có mã vạch, tem QRcode khách hàng nên kiểm tra kỹ hoặc dùng các phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động để kiểm tra từ đó xác định sản phẩm có biến đổi gen hay không và chủ động lựa chọn.
Theo VTV

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 16 phút trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 7 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 9 giờ trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 20 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 22 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.