Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút 'ngợp' ngày đầu ở khu cách ly

Thứ bảy, 11:43 04/04/2020 | Y tế

Mấy ngày đầu, vị bác sĩ trẻ thấy ngợp, vì có một mình phụ trách y tế, những người cách ly thì không hợp tác, thế nhưng câu chuyện về tình người khiến anh dần thay đổi suy nghĩ.


Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 1.

Nhận quyết định trong đêm

Kết thúc đợt đo thân nhiệt cho người cách ly ở khu kí túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, BS Đặng Thanh Hào, 27 tuổi, Khoa ngoại 3, kiêm phó bí thư đoàn BV Ung bướu TP.HCM, cởi bộ đồ bảo hộ màu xanh, vui vẻ chia sẻ về công việc đang làm.

"Đánh giặc thì phải cần đến súng, đạn và mình biết được kẻ thù đang ở đâu. Nhưng đánh con virus này, nó ẩn dật khó lường nên vai trò của những người lính áo trắng vô cùng quan trọng", bác sĩ Hào bày tỏ.

Kể lại thời điểm nhận quyết định, BS Hào cho biết, đó là vào 7h tối 20/3, ca làm việc ở khoa vừa kết thúc, thì anh nhận lệnh đến khu cách ly này làm việc. Biết đây là nhiệm vụ "khó nhằn", vì phải làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm virus cao, nhưng vị bác sĩ 9X không nề hà.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 2.

Bác sĩ Hào. Ảnh: Trương Thanh Tùng

BS Hào cho biết: "Đồ chỉ mang đủ dùng. Đã ở trong khu này thì người cách ly dùng sao mình dùng vậy. Cũng chỉ kịp nói nhanh với ba mẹ: "Con đến chỗ cách ly làm việc" rồi tôi đi ngay trong đêm".Cầm tờ quyết định trên tay, anh đi nhanh về nhà lấy quần áo, đồ dùng cá nhân gồm 2 ba lô, 1 cái đựng mấy bộ quần áo, đồ dùng cá nhân, cái kia đựng máy tính, các thiết bị điện tử.

Theo vị bác sĩ trẻ: "Vào đây dù làm gì, ai cũng lo cho con cái mình. Nhưng bố mẹ tôi chỉ dặn, đây là thời điểm đất nước rất cần các y, bác sĩ. Điều quan trọng là phải giữ sức khỏe, ăn uống đầy đủ, tự bảo vệ mình để giúp đỡ người dân và giúp đất nước chiến thắng cuộc chiến này".

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 3.
Bác sĩ Hào (áo đỏ) trò chuyện cùng các chiến sĩ trưa ngày 1/4. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Thắm tình người ở khu cách ly 1.700 người

Những ngày cuối tháng ba, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM liên tục đón những đoàn người Việt đang làm việc, học tập ở nước ngoài về nước và thực hiện việc cách ly.

Sáng 21/3, có 1.700 người được chuyển đến từ sân bay Tân Sơn Nhất. Họ di chuyển đến tòa nhà H của ký túc xá và BS Hào được giao nhiệm vụ trưởng nhóm phụ trách y tế.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 4.
Tòa nhà nơi bác sĩ Hào làm việc. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

"Mấy ngày đầu, tôi hơi ngợp, vì những người cách ly thì không chịu hợp tác, phản ứng, thậm chí có những lời nói phản cảm, những đòi hỏi ngoài tầm được phép. Lúc đó, tôi vừa mệt vừa nản", BS Hào nhớ lại.

Suy nghĩ của anh thay đổi khi chứng kiến một cụ bà 74 tuổi, trở về từ Hàn Quốc. Ban đầu, các con bà yêu cầu được vào chăm sóc mẹ, nhưng điều đó không được. Sau cùng, cụ bà được sắp xếp ở riêng một phòng.

Ở tòa nhà, có người phụ nữ biết cụ ở một mình, tuổi cao sức yếu nên tình nguyện xin chuyển vào cùng để chăm sóc.

"Hàng ngày, chị ấy tắm rửa, làm vệ sinh, cho bà ăn. Nhìn hai người họ giống như mẹ con, dù trước đó không biết nhau", BS Hào nói.

Vị bác sĩ trẻ cho biết, từ câu chuyện đó, anh nhìn nhận công việc một cách tích cực hơn. Dần dần 1.700 người trong tòa nhà rất hợp tác, thân thiện, hiểu và thương các y bác sĩ, chiến sĩ, dân quân tự vệ đã vất vả vì mình.

Hiện anh cùng nhóm 11 y, bác sĩ đo thân nhiệt ngày hai lần, đọc các chỉ số xét nghiệm, có thông báo thì gửi giấy, tuyên truyền cho mọi người. Ai thắc mắc gì thì giải đáp.

BS Hào kể: "Có người ăn một phần cơm không no. Giữa buổi, họ muốn ăn thêm mì, uống sữa, đồ ăn vặt... tôi sẽ đưa lên".

Tiếp xúc trực tiếp với những người có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng BS Hào không quá lo lắng. Anh tự nhủ, bản thân mình là bác sĩ mà sợ virus thì những người không có chuyên môn sẽ ra sao.

Chính vì thế, dù công việc bận, mỗi ngày chỉ có vài giờ để ngủ, nhưng anh vẫn hướng đến ngày Việt Nam công bố chiến thắng dịch Covid-19 , để thêm động lực trong 'cuộc chiến' ngăn ngừa dịch bệnh.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 5.
Trong phòng cách ly, nhiều bạn sinh viên học online theo chương trình của nhà trường. Ảnh: Trương Thanh Tùng

"Theo kế hoạch, tôi chỉ ở đây 14 ngày, sau có người khác đến thay. Giờ, tôi đã chiến đấu đến ngày thứ 13 rồi", BS Hào lạc quan và cho biết, ở nhà, ba mẹ lo cho con trai, liên tục gọi điện, nhắn tin hỏi thăm.

BS Hào kể thêm, gia đình anh có lập một group chát, có đủ các thành viên trong gia đình. Từ hôm anh đến khu cách ly làm việc, mọi người trong nhà liên tục hỏi thăm, lo lắng. Những ngày đầu, đọc tin tức, thấy nhiều người tiếp tế đồ ăn, đồ dùng vào cho con, bố mẹ anh cũng hỏi.

"Tôi biết, cả nhà đang quan tâm mình, nhưng tôi chỉ đáp, khu cách ly có đủ đồ dùng rồi. Ba mẹ đừng lo cho con. Ở nhà ba mẹ hãy bảo vệ mình, rồi để máy ở chế độ im lặng để tập trung làm việc", BS Hào nói.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 6.
Một người về từ nước ngoài đang thực hiện việc cách ly 14 ngày ở ký túc xá. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Anh cho biết, chỉ còn 1-2 ngày nữa là kết thúc thời gian làm việc ở đây. Sau khi đọc thông báo hết đợt cách ly cho 1.700 người ở tòa nhà, anh sẽ tự đi cách ly 14 ngày rồi mới về nhà.

Dù ba mẹ anh nói về nhà tự cách ly, nhưng theo vị bác sĩ trẻ, cần phải đảm bảo an toàn cho mình, cho gia đình. Anh cũng cho biết, khi đất nước hết dịch bệnh, sẽ tiếp tục đi học thêm chuyên môn để làm tốt công việc cứu người.

BS Lê Văn Phương, Ban điều hành y tế khu cách ly cho biết, kí túc xá ĐHQG TP.HCM có tổng cộng 22 tòa nhà và 6.517 người từ nước ngoài về thực hiện việc cách ly.

Mỗi tòa nhà, sẽ có khoảng 8-12 nhân viên y tế trực chiến. Riêng tòa nhà H có 1.700 người cách ly, đây là nơi BS Hào phụ trách chính về công việc y tế.

BS Phương cũng thông tin, dự kiến vài ngày tới, khu cách ly sẽ làm thủ tục cho hơn 900 người được về nhà sau khi đủ 14 ngày cách ly và có các kết quả xét nghiệm âm tính.

Theo Tú Anh - Đoàn Nga - Trương Tùng

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top