Nhân lễ cầu siêu cho ca sỹ Phi Nhung: Cầu siêu ở đâu sẽ tốt nhất cho người thân đã mất?
GiadinhNet - Sau lễ cầu siêu của ca si Phi Nhung ở chùa Giác Ngộ, nhiều người mới biết có lễ cầu siêu, mới tìm hiểu xem lễ ở đâu là tốt nhất, làm sao để không vớ phải "thợ tụng" lợi dụng lòng mê tín, sự đau khổ của người thân… để kiếm lợi gây nghi hoặc cho người dân về cầu siêu.
Cầu siêu ở chùa tôn trọng, trang nghiêm
Chùa Giác Ngộ thực hành lễ cầu siêu trọng thể cho ca sĩ Phi Nhung, có livetram trực tuyến nên thu hút rất nhiều người theo dõi vì hâm mộ, vì thương xót, và cả vì tò mò không biết nghi lễ này thế nào. Vì thế rất nhiều người nghĩ cầu siêu cho người đã mất là phải ở chùa, nhưng không phải thế vì ngoài chùa thì có thể cầu siêu ở đạo tràng, ở nhà đều được.
Cầu siêu ở chùa có lợi là ở chùa – nhất là các chùa lớn - có sư và các tăng, ni có năng lực tu hành, đạo hạnh cao cùng tụng kinh nên năng lượng cao hơn ở nhà. Không khí trong chùa trang nghiêm, thanh tịnh, sạch sẽ cộng với năng lượng cao, sự tập trung thành kính hướng lên chư Phật là tốt nhất dưới góc độ tâm linh để thực hành nghi thức cầu siêu. Nhưng theo quan niệm Phật giáo thì ở chùa có các vị hộ pháp nên các vong linh gia tiên không tùy tiện ra vào được.
Nhà chùa là nơi dùng Phật lực, mật chú siêu độ cho những vong linh bị chết oan, thê thảm... do tai nạn, dịch bệnh… chỉ hướng cho các vong linh đi, giúp các vong linh sớm tái sinh ở cõi lành. Phần âm yên ổn thì người sống trên dương trần cũng yên ổn, và nhiệm vụ của tăng ni là lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh.
Cầu siêu ở đạo tràng thường là lập đàn phả độ gia tiên, giúp các vong linh siêu thoát khỏi cõi thân trung ấm, 3 cảnh giới xấu địa ngục… Đàn tràng ở đạo tràng cũng có khí lành trong sạch, thanh tịnh, lại có nhiều người tu tập cầu siêu (nói nôm na thì nhiều người cùng kêu xin thì tòa án sẽ giảm nhẹ tội cho người có tội).
Cầu siêu ở nhà mỗi người mỗi ý, có người không thích sẽ đá thúng đụng nia, nói này khác không tôn trọng khóa lễ, làm không khí chộn rộn, uế tạp, người cầu siêu cũng không tập trung, hay tiện thể đứng lên đi lại… làm mất sự tôn nghiêm của khóa lễ. Nhưng có cái lợi là cầu siêu ở nhà có quan Thần linh chứng giám, gia tiên thoải mái ra vào nghe kinh Phật để siêu thoát.
Cầu siêu ở đâu cũng có cái hay riêng, nên không nhất thiết phải vào chùa mà tùy điều kiện, duyên nghiệp mà thực hành lễ. Có trường hợp cầu siêu ở chùa, đạo tràng tốt hơn, nhưng có trường hợp cầu siêu ở nhà sẽ tốt hơn.
Có nhiều kinh để đọc khi cầu siêu, do chủ lễ hướng dẫn tụng cho phù hợp. Nhưng cầu siêu ở nhà chủ yếu là kinh Phổ môn (phẩm Phổ môn trong kinh Diệu pháp Liên hoa), theo đó các vong linh bị đọa cảnh giới nào khi con cháu tụng kinh Phổ môn thì đức Quan thế âm Bồ Tát sẽ cứu giúp bằng các phương tiện thiện xảo.
Thời điểm cầu siêu tốt nhất
Nhà có người thân mất, nếu con cháu kêu gào khóc lóc vì tiếc nuối, thương xót sẽ làm linh hồn người mất luẩn quẩn không dứt đi được. Nhưng thời điểm này, và hàng năm mỗi dịp vào mùa Vu lan con cháu quây quần cầu siêu cho người đã mất (đặc biệt trong vòng 49 ngày sau mất) sẽ giúp linh hồn người thân siêu thoát, con cháu được bình an, yên ổn – mà các cụ xưa nói là "không bị vận áo xám đeo bám, hoặc có ảnh hưởng thì cũng rất nhẹ".
Trong kinh Vu lan cũng nói rõ những linh hồn ở thế giới bên kia cực khổ vô cùng, không nơi nương tựa, không người cứu giúp, vì vậy mới có ngày xá tội vong nhân để các linh hồn không ai cúng bái có chỗ nương tựa, và ngày Tự tứ (Phật giáo gọi Phật hoan hỉ nhật) cầu siêu tốt nhất. Lễ Tự tứ vào ngày trăng tròn sau 3 tháng an cư mùa hạ, tức Rằm tháng 7 âm lịch. Ngày này các nhà sư được đại chúng chỉ cho thấy những lỗi lầm, khuyết điểm đã phạm để sám hối, phát sinh hoan hỷ. Với người dân thì như ngày hội tha thứ, oan khiên có thể trở thành ân nghĩa, thắt chặt kết nối gia hệ nhờ thần lực của chư Phật hóa giải nghiệp chướng cho người đã mất được siêu thoát trong tâm thế hoan hỉ, yêu thương, khiến người đã mất và gia tiên cảm nhận được sự hoan hỉ từ con cháu.
Nếu con cháu đi cầu siêu khởi tâm thế buồn giận thì linh hồn người mất buồn giận theo, con cháu vui vẻ họ vui theo – do sợi dây ái nghiệp giữa người sống với người mất.
Thời gian cầu siêu làm chủ yếu vào 2 tháng cuối năm, hoặc ít nhất cũng từ tháng 7 âm lịch tới hết năm.
Chớ thần thánh hóa tác dụng của các lễ cầu siêu
Góc độ Phật giáo xem cầu siêu cho người qua đời là việc rất quan trọng, là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc.
Cầu siêu xong không có nghĩa là linh hồn người mất đã hết mọi tội lỗi, bởi năng lực cầu siêu có giới hạn, là sức mạnh thứ yếu chứ không phải là sức mạnh chủ yếu.
Một trong các yếu tố để lễ cầu siêu hiệu quả là gia đình của người đã mất tập trung làm điều thiện, cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo… giúp người đã mất nghe kinh, hiểu rõ là đang được con cháu làm công đức giúp thì họ mới hướng thiện từ trong tâm. Việc này giáo dục cho người đã mất và cả người đang sống được tỉnh thức về những việc đang làm ở hiện tại.
Một số gia đình cất công đi tìm thầy giỏi cầu siêu giúp cho gia tiên. Nhưng việc tăng ni tụng kinh là các tu hành, nói lại những lý thuyết của Phật nhằm hỗ trợ cho người đã khuất hiểu ra nên làm gì để có cơ hội thoát khỏi luân hồi. Nhiệm vụ của tăng ni là lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh, chứ không phải chuyên làm việc siêu độ cho người chết.
Việc mời tăng ni, thầy cúng chỉ nên làm khi gia đình không biết tụng kinh, hay tụng kinh quá ít thì mới phải mời họ tụng kinh thay. Kết quả cầu siêu dựa vào việc tu thiện của bạn bè, gia thuộc người mất, chứ không phải do mỗi tác dụng tụng kinh của tăng ni. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin Phật pháp và tu hành Phật pháp cả của con cháu, cho nên không phải chỉ có tăng ni mới tụng kinh, lại càng không phải chỉ khi có người chết mới tụng kinh.
Cẩn trọng khi mời người chủ lễ cầu siêu, bởi có những người không có tu tập, đạo hạnh kém cỏi, hay người ngoại đạo mượn danh tu sĩ Phật giáo - gọi là "thợ tụng", đã lợi dụng lòng mê tín hay sự đau khổ trong hoàn cảnh bối rối của người khác để kiếm lợi, còn khiến người dân nghi hoặc về lễ cầu siêu.
Cầu siêu không có tác dụng cho tất cả các vong linh
Việc tụng kinh cầu siêu như là một buổi học, sẽ có những học trò ngoan chịu lắng nghe, có học trò hư quấy phá không chịu nghe, đó là chưa kể nhiều người nghe không hiểu... Vì thế không phải lễ cầu siêu có tác dụng tương đồng với tất cả các vong linh.
Nôm na là mỗi lần cầu siêu thì gia tiên bước lên được một nấc thang, để siêu thoát con cháu phải cầu siêu nhiều lần, it nhất mỗi năm 1 lần vào tháng 7 âm lịch. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin Phật pháp, và cũng không phải chỉ khi có người mất mới tụng kinh.
Khóa Lễ cầu siêu chỉ là những pháp trợ duyên, giúp cho chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng vượt qua những khó khăn trong tức thời, để rồi sau đó phải tự mình chăm sóc sự bình an của mình bằng con đường tu tập. Đức Phật tùy theo bối cảnh văn hóa hay đối tượng cụ thể mà có những bài pháp thích hợp để người nghe được lợi ích nhất, giáo hóa được tốt nhất.
Lưu ý là với người mới mất trong vòng 49 ngày rất cần được con cháu tụng kinh, làm lễ cầu siêu, phóng sinh làm phước chuộc tội. Con cháu trong 49 ngày nên cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, tụng kinh niệm Phật... để nhờ công đức thiện nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ cho người mất sớm tái sinh cõi lành.
Sau 49 ngày mới tổ chức cầu siêu thì chỉ giúp vong linh tăng phúc đức, chứ không giúp được người mất hưởng tái sinh tốt lành được nữa.
Lễ cầu siêu chỉ mang tích chất "chữa bệnh" chứ không phải "phòng bệnh". Để phòng bệnh, ngay khi còn sống con người cần học cách tu tâm, tu thân từ trước thì cầu siêu sẽ có tác dụng vượt trội hơn rất nhiều.
Quân A.P lên tiếng về tin đồn có con, tiết lộ toàn cảnh căn villa rộng 3.500m2 ở Hà Nội của gia đình
Không gian sống - 33 phút trướcGĐXH - Bất động sản nằm ở ngoại thành Hà Nội, xung quanh có nhiều cây cối, không khí trong lành và nhiều tiện nghi.
Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây đinh lăng đem lại sức khỏe dồi dào, gia đình ổn định
Ở - 3 giờ trướcGĐXH - Cây đinh lăng là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền và được biết đến với những giá trị phong thủy đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta biết ý nghĩa và cách trồng cây đinh lăng cho không gian sống của bạn.
Đây mới là cách bố trí ánh sáng độc đáo, giúp không gian tiếp khách của bạn trở nên ấn tượng
Ở - 6 giờ trướcGĐXH - Có rất nhiều cách để thắp sáng ngôi nhà của bạn. Ánh sáng có thể là nguồn sáng tự nhiên hay một phần trong thiết kế. Tuy nhiên, để có được không gian tiếp khách của bạn trở nên ấn tượng thì không phải ai cũng biết.
Những cây phong thủy lá đỏ giúp bạn tràn đầy nhiệt huyết và mang lại giàu sang phú quý
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Cây phong thủy lá đỏ, nổi bật với màu sắc đỏ rực rỡ của lá, không chỉ là loại cây trang trí phổ biến mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy tích cực, giúp bạn tràn đầy nhiệt huyết và thành công.
4 lợi ích của không gian sống xanh đối với cuộc sống chúng ta
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Không gian sống xanh mang lại vô số lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe, tinh thần và thể chất, tăng cường gắn kết xã hội, tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường.
Trồng cây dành dành lưu ý 3 điều này để cây khỏe, hoa nở quanh năm
Ở - 1 ngày trướcNếu đảm bảo 3 yếu tố sau khi trồng cây dành dành, bạn sẽ không phải đối mặt với nỗi lo cây úa vàng hay rụng nụ, hoa nở đẹp phần lớn thời gian trong năm.
Mẹo làm sạch sàn gỗ nhanh và hiệu quả
Ở - 1 ngày trướcCông việc vệ sinh sàn gỗ sẽ không vất vả nếu được thực hiện đúng cách, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn làm sạch sàn gỗ hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Đây là những loại cây trồng dẫn dụ rắn đến, gây nguy hiểm cho nhà bạn
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Những loại cây dưới đây dễ thu hút rắn, vì thế hãy kiểm tra ngay, nếu quanh nhà bạn trồng thì nên dọn sạch.
'Thánh đường tri thức' xưa trở thành không gian sắp đặt nghệ thuật độc đáo
Ở - 1 ngày trướcTại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật, sẽ trở thành điểm tham quan yêu thích của những người yêu tri thức, yêu di sản, yêu nghệ thuật và sáng tạo.
Top các loại cây đuổi rắn hiệu quả nên trồng tại nhà
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Trồng các loại cây đuổi rắn đang là xu hướng ở nhiều gia đình bởi sự hiệu quả lại đặc biệt tiết kiệm.
Đan Lê như 'thần tiên tỷ tỷ' khi cắm hoa, tiết lộ cách cắm lại hoa từ những bó được tặng
Không gian sốngGĐXH - Đan Lê nổi tiếng là người đẹp thích chăm sóc nhà cửa, cắm hoa.