Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao hàng triệu người tham dự lễ cầu siêu cho phật tử - ca sĩ Phi Nhung tại chùa Giác Ngộ?

Thứ sáu, 21:36 01/10/2021 |

GiadinhNet - Ca sĩ Phi Nhung ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhiều người, hàng triệu tăng ni, phật tử, ca sĩ, giới showbiz, người hâm mộ đã tham dự lễ cầu siêu này. Vậy lễ cầu siêu có ý nghĩa gì mà nhiều người tham dự đến thế?

Đông đảo người dự lễ cầu siêu của ca sĩ Phi Nhung

Ca sĩ Phạm Phi Nhung (Pháp danh Tịnh Bình) đã mất khiến cả người hâm mộ và showbiz thương xót, đồng loạt để ảnh nữ ca sĩ quá cố như một cách tưởng niệm. Đặc biệt là chùa Giác Ngộ - nơi ca sĩ Phi Nhung là phật tử - thầy Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa đã làm chủ lễ, cùng tăng đoàn chùa Giác Ngộ cử hành Lễ tưởng niệm và cầu siêu ca sĩ Phi Nhung trực tuyến (hôm 28/9/2021 trên Facebook và youtube Đạo Phật ngày nay). 

Buổi lễ cầu siêu và tưởng nhớ ca sĩ Phi Nhung đã có hơn 8 triệu người theo dõi, 130 ngàn lời cầu nguyện ca sĩ Phi Nhung sớm về cõi Phật.

Nhiều video clip chia buồn, tiễn biệt ca sĩ Phi Nhung đã được các đồng nghiệp như diva Thanh Lam, danh ca Thái Châu, ca sĩ Phương Thanh chia sẻ với chùa Giác Ngộ.

Việc sư thầy và các phật tử tổ chức lễ cầu siêu và tụng kinh siêu độ cho ca sĩ Phi Nhung – là cách gửi chút lòng yêu thương tới người quá cố, giúp linh hồn ca sĩ Phi Nhung ra đi thanh thản.

Vậy lễ cầu siêu là gì mà được các phật tử và nhiều người dân chú trọng tham gia đến thế?

Vì sao nhiều người tham dự lễ cầu siêu cho phật tử - ca sĩ Phi Nhung tại chùa Giác Ngộ? - Ảnh 1.

Sư thầy trụ trì chùa Giác Ngộ làm chủ lễ cầu siêu cho ca sĩ Phi Nhung. Ảnh: Internet

Lễ cầu siêu là gì?

Xưa nay năm nào lễ cầu siêu cũng được các nhà chùa tổ chức nhiều lần vào dịp cuối năm, trọng thể nhất là lễ cầu siêu vào dịp Rằm tháng 7 hàng năm. Dù lễ cầu siêu không phải là nghi lễ mê tín, người dân chỉ cần ghi danh sách gia tiên, không có thu phí, nhưng rất nhiều người không biết về nghi lễ này để cầu siêu cho gia tiên.

Trong thế giới tâm linh sự sống gồm 2 phần là Thể xác (Thân vật chất) và Tâm linh (phần Tâm thức, còn gọi là linh hồn, vong linh, hồn phách… ). Nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ, nói cười, làm mọi việc của sự sống… Khi chết đi, phần tâm linh xuất hẳn khỏi phần vật chất (chúng ta hay gọi là linh hồn, thần thức đã bay đi về cõi cực lạc).

Nói nôm na thì phần Thân vật chất như một cái máy để cho phần Tâm linh mượn gá vào để làm việc (có sự sống). Khi chết Thân vật chất tuy vẫn còn mắt nhưng không thể nhìn, vẫn có tai nhưng không thể nghe, vẫn còn não nhưng không thể suy nghĩ, tim cũng không còn đập. Còn phần Tâm linh rời đi thân xác chỉ còn như một khúc gỗ, phân hoại và trở về với cát bụi.

Nhưng phần Tâm linh mà dân gian vẫn quen gọi là phần linh hồn thì không bao giờ mất. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần linh hồn bị đưa đẩy, trôi lăn trong 6 đạo luân hồi (gồm 3 cõi thấp là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh và 3 cõi cao là cõi Người, Atula và Trời) đều tuân theo quy luật của tự nhiên, bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử và cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.

Để phần linh hồn này bớt tội nghiêp, khổ sở trôi lăn trong cõi luân hồi, đạo Phật có nghi lễ cầu siêu góp phần giúp các linh hồn người đã mất sám hối mọi tội lỗi để sớm chuyển nghiệp nhân xấu, sớm xa lìa quả báo đau khổ, giúp linh hồn nhẹ nhàng, mau chóng siêu thoát khỏi cõi luân hồi (nhất là cho người vừa mới mất và trong vòng 49 ngày việc cầu siêu rất quan trọng). Theo truyền thống của người Việt Nam, sau khi hoàn tất nghi lễ an táng người thân sẽ rước vong linh người mất về chùa. Tùy chùa mà người thân hàng tuần đến cùng các gia đình có thân nhân đã mất khác đến dự lễ cầu siêu tổ chức chung tại chùa.

Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu là cầu nguyện để người mới mất, để ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình - nếu còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh – sớm được giải phóng, siêu thoát khỏi cảnh giới khổ đau để được về cõi lành (đạo Phật gọi là cõi Tây phương cực lạc, cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà).

Vì sao nhiều người tham dự lễ cầu siêu cho phật tử - ca sĩ Phi Nhung tại chùa Giác Ngộ? - Ảnh 2.

Con gái của ca sĩ Phi Nhung trong lễ cầu siêu. Ảnh: Internet.

Cầu siêu là nghi lễ quan trọng của Phật giáo để tưởng nhớ một người đã khuất và cầu nguyện chân thành cho sự yên nghỉ, hay siêu thoát của linh hồn người đó. Nguồn gốc lễ cầu siêu bắt nguồn từ gương hiếu hạnh của Đại Hiếu Mục Kiền Liên cứu mẹ trong kinh Vu lan, được đức Phật dạy nhờ các chư Tăng giúp cứu mẹ. Đức Mục Kiền Liên làm theo và đã cứu được mẹ thoát tội địa ngục. Từ đó các phật tử noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên để nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Việc cầu siêu cần phải có sức mạnh của các chư tăng ni sau 3 tháng an cư kiết hạ, tịnh giới phẩm, tha thiết cầu Phật chú nguyện, mới có đủ sức mạnh phá cửa địa ngục, đưa các tội nhân lỡ đọa lạc 3 cõi thấp được chư Phật che chở lên dự lễ trai đàn cầu siêu, giải thoát. Như thế các vong linh mới sớm được giải thoát, siêu sinh lên các cõi trên an lành hơn.

Ngoài người mới mất, gia tiên cửu huyền thất tổ thì Việt Nam trải qua bao nhiêu chiến tranh có vô số vong linh cả ta và địch, cả dân tình và các sinh linh khác chết do chiến trận không siêu thoát được, rất cần được các tăng ni, con cháu, người thân, các phật từ và người dân có tâm thành giúp đỡ cầu siêu (bằng sự tu hành, năng lực của sự cầu nguyện…) giải thoát cho họ.

Theo đạo Phật, các vong linh không bị coi là chết, mà là tâm thức sống ở một dạng khác, ở một cõi khác, mang theo năng lượng khác và đang tồn tại song song với cõi người dương thế này, có mối liên hệ như hình với bóng (gia tiên và con cháu). Vì nghiệp lực ngăn chặn nên các linh hồn đó không dễ gì tiếp cận được các chư Phật để nghe thuyết pháp, dự lễ cầu siêu như cõi người. Vì vậy các nhà sư có trách nhiệm mở rộng tâm hồn đến pháp giới chúng sinh khắp thế gian để cứu vớt tất cả chúng sinh, bởi các u hồn được siêu thoát thì cõi dương trần mới an. Lễ cầu siêu do đó là một nghĩa cử tốt đẹp của thế hệ con cháu, tưởng nhớ đến ân đức sinh thành dưỡng dục, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên.

Vì thế, việc cầu siêu cho ca sĩ Phi Nhung mới mất, và nhiều gia đình có người vừa mới mất là rất cần thiết cho vong linh, trong 49 ngày, mỗi thất tuần, ngày giỗ... rất quan trọng. Trong thời gian này con cháu lòng thành tập trung vào việc tụng kinh, niệm Phật, sám hối, phóng sanh, bố thí, cúng dường, ấn tống kinh điển… sẽ rất lợi lạc cho người đã mất. Việc cầu nguyện, hiếu sự được đặt lên trên hết, tránh sát sinh, cãi cọ mà làm ảnh hưởng tới vong linh người đã mất.

Nhân sự kiện cầu siêu cho ca sỹ Phi Nhung: Cầu siêu ở đâu sẽ tốt nhất cho người mất?Nhân sự kiện cầu siêu cho ca sỹ Phi Nhung: Cầu siêu ở đâu sẽ tốt nhất cho người mất?

GiadinhNet - Sau lễ cầu siêu của ca si Phi Nhung ở chùa Giác Ngộ, nhiều người mới biết có lễ cầu siêu, mới tìm hiểu xem lễ ở đâu là tốt nhất, làm sao để không vớ phải "thợ tụng" lợi dụng lòng mê tín, sự đau khổ của người thân… để kiếm lợi gây nghi hoặc cho người dân về cầu siêu.

Ngọc Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng

'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng

- 11 giờ trước

GĐXH - Cơ ngơi này rộng 330m2, được đập thông từ hai căn hộ liền nhau.

Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này

Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này

Mẹo vặt - 11 giờ trước

GĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.

Những nơi không nên đến ở tuổi 49

Những nơi không nên đến ở tuổi 49

Phong thủy - 15 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.

Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông

Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông

Không gian sống - 17 giờ trước

Việc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.

Cách trồng cây trà hoa vàng

Cách trồng cây trà hoa vàng

Không gian sống - 18 giờ trước

Nếu biết cách trồng cây trà hoa vàng và chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có trong khu vườn của mình những chậu cảnh sang chảnh và cũng là cây thuốc quý giá.

Những điều đại kỵ trong phong thủy nhà bếp

Những điều đại kỵ trong phong thủy nhà bếp

Phong thủy - 1 ngày trước

GĐXH - Trong phong thủy, căn bếp có ý nghĩa rất quan trọng quyết định tiền tài, sức khỏe cho gia chủ và những người sinh sống trong gia đình. Dưới đây là những điều đại kỵ không nên phạm phải khi bạn xây dựng căn bếp của mình.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng từng khiến netizen 'mất ngủ' vì xinh như lai Tây sở hữu cơ ngơi sang chảnh

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng từng khiến netizen 'mất ngủ' vì xinh như lai Tây sở hữu cơ ngơi sang chảnh

Không gian sống - 1 ngày trước

GĐXH - Căn hộ có diện tích khoảng 105m2 được thiết kế theo phong cách hiện đại là tổ ấm của diễn viên Thuỷ Bi và ông xã doanh nhân.

Top các loại hoa để bàn làm việc giúp chiêu tài vượng khí phù hợp với từng mệnh

Top các loại hoa để bàn làm việc giúp chiêu tài vượng khí phù hợp với từng mệnh

Phong thủy - 1 ngày trước

GĐXH - Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc lựa chọn hoa để bàn theo phong thủy cũng đóng vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top những loại hoa để bàn làm việc phù hợp với từng mệnh.

Khu vườn rộng 190m2 của nữ giáo viên tiểu học: Một thế giới hoa với đủ màu sắc, học sinh đến nghiên cứu tự do

Khu vườn rộng 190m2 của nữ giáo viên tiểu học: Một thế giới hoa với đủ màu sắc, học sinh đến nghiên cứu tự do

Không gian sống - 1 ngày trước

Khu vườn với đủ mọi loại hoa khoe sắc, là tâm huyết rất lâu của cô giáo tiểu học.

Top