Nhiều chủ quán ở Hà Nội khó hiểu vì phải đóng cửa lúc 21h
Một số chủ cửa hàng ăn uống ở phố cổ Hà Nội mong muốn thành phố sớm có quy định mới về thời gian đóng cửa thay vì vào 21h như hiện nay.
Con phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lâu nay vẫn là địa điểm đông đúc vào các buổi tối tới đêm khuya. Tuy nhiên từ khi xuất hiện dịch Covid-19 thì nơi đây thường xuyên vắng vẻ.
Có mặt tại "phố Tây", PV Dân trí gặp anh Trần Văn Khoa, chủ quán ăn ở phố Tạ Hiện. Chủ quán này đã kinh doanh tại đây được 10 năm thì đây là năm thứ 3 liên tiếp bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19.

Con phố Tạ Hiện trong tình trạng vắng khách.

Các hàng quán ở đây đều cử nhân viên ra chào mời khách.
"Bây giờ toàn dân đang hướng tới và tuân theo Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan về mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3, thế nhưng giờ hoạt động cho phép chỉ đến 21h phải đóng cửa thì rất khó cho chúng tôi.
Mà chính những người khách quen của quán cũng chia sẻ rằng sau khi ngồi ở nhà tôi phố Tạ Hiện thì sau 21 giờ không biết đi đâu nữa", anh Khoa chia sẻ.

Anh Khoa cho rằng thành phố nên nới lỏng giờ mở cửa để tháo gỡ khó khăn, cho những người bán hàng như anh.
Không riêng gì nhà anh Khoa, đa phần hàng quán trên phố bia Tạ Hiện đông khách nhất chỉ sau 21h và chủ yếu là khách du lịch. Nên anh Khoa có mong muốn thành phố xem xét nới lỏng giờ mở cửa để tháo gỡ khó khăn cho các hộ kinh doanh ở đây nói riêng và trên địa bàn thành phố nói chung.
"Việc thích ứng an toàn với dịch Covid-19 là nên tạo điều kiện kinh doanh cho người dân để nâng cao kinh tế. Nếu tình trạng đóng cửa sau 21h thì tôi e rằng nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không thể "gồng lỗ" mãi được, đã khó khăn như vậy lại thêm chồng chất khó khăn", anh Khoa giọng buồn chia sẻ.
Cũng giống với anh Khoa, anh Nguyễn Hữu Phúc (39 tuổi), quản lý quán ăn ở phố Tạ Hiện, đang ngồi uống nước trà vừa đọc báo trên điện thoại bởi cả quán không có bất kì một khách nào.
Anh Phúc cho biết quán ăn mở từ khoảng 4h chiều tới đúng 21h là đóng cửa theo quy định về phòng chống dịch của thành phố. Tuy vậy, theo anh Phúc, việc đóng cửa hàng quán trước 21h tối không có hiệu quả nhiều trong phòng chống dịch.

Anh Phúc ngồi uống nước chè đợi khách. Cả quán chỉ có mỗi... ông chủ ngồi.
"Cả con phố Tạ Hiện chứ không riêng gì nhà tôi đều cảm thấy chán nản bởi không có khách. Trước thì đều khách nhưng từ khi có dịch bệnh khách giảm còn 1 phần 10 so với ngày trước. Nhất là đặc thù của con phố này chỉ đông khách từ khoảng 21h tới 24h đêm.
Nhưng hiện tại chỉ tới 21h là đóng cửa, con phố hoạt động về đêm nay cứ gần tới giờ khách lên là lại dọn hàng. Nhiều khi khách vừa ngồi chưa "nóng chỗ" đã đứng dậy thanh toán ra về với vẻ mặt buồn bã", anh Phúc chia sẻ.

Khoảng hơn 20h tối, cửa hàng của anh Phúc không có một khách nào.
Theo anh Phúc quán chỉ mở khoảng 5 tiếng đồng hồ, đến 21h giờ hàng ngày có lực lượng chức năng đi nhắc nhở các quán đóng cửa. Cả tối quán anh chỉ được khoảng 2 bàn là có khách, còn lại thì nhân viên chơi dài.
Số tiền anh Phúc nuôi nhân viên rồi tiền mặt bằng ngày lỗ tới 4-5 triệu đồng, con số này kéo dài cả tháng, gây thiệt hại rất lớn.
"Tình hình mà cứ phải đóng cửa trước 21h giờ thì tôi không biết trụ được đến khi nào. Nhiều khi khách vừa gọi đồ lên ăn được khoảng 15 phút là phải đứng dậy ra về, tâm lý khách cũng không được thoải mái. Mà những người làm hàng ăn như chúng tôi lại càng ko mong muốn điều đó", anh Phúc cho hay.
Cũng như anh Khoa, qua đây, anh Phúc mong thành phố xem xét cho dân làm đến 24h như trước, đó cũng là nguyện vọng, mong muốn của các hộ kinh doanh cũng như du khách.

Gần 21 giờ anh Phúc thu gấp bàn ghế sớm vì hôm nay lại là một ngày "ế khách".
Gần 21h anh Phúc lại bắt đầu thu ghế gấp bàn. Anh Khoa cũng đứng ngồi không yên vì quán chỉ có duy nhất một bàn mà lại là người nhà tới ăn ủng hộ.
"Nếu diễn biến không có gì thay đổi thì khó khăn cho người làm hàng ăn như chúng tôi lắm. Tôi đã giảm từ 10 nhân viên xuống còn 4-5 người nhưng hàng ngày vẫn phải chịu lỗ đều.
Không biết bao giờ mới lại có cảnh nhân viên chạy bàn không kịp, khách gọi đồ tới tấp như trước đây. Nhưng cái trước mắt tôi chỉ mong thành phố xem xét nới lỏng thời gian mở cửa thay vì 21h đóng cửa như bây giờ", anh Khoa cho biết thêm.

Đúng 21h lực lượng chức năng nhắc nhở những cửa hàng ở phố Tạ Hiện đóng cửa.
Đúng 21h đêm lực lượng chức năng đã có mặt để nhắc nhở các hộ kinh doanh đóng cửa đúng giờ. Một số khách vừa ngồi được khoảng hơn 20 phút buộc phải đứng dậy thanh toán để ra về trong sự hụt hẫng.
Chị Hà (Ba Đình, Hà Nội) đi cùng với một nhóm bạn tới phố Tạ Hiện ăn uống, nhưng chỉ sau khoảng hơn 20 phút đã phải đứng dậy.
"Tôi thấy cảm giác rất hụt hẫng, vì vừa chưa ngồi "ấm chỗ" đã phải ra về. Nhóm chúng tôi đành phải di chuyển về nhà ngồi tiếp vì sau 21h các hàng quán đóng cửa thì cũng không biết đi đâu. Tôi hy vọng thành phố sớm có thay đổi mới sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại", chị Hà chia sẻ.
Khoảng 21h15 phút tại con phố Tạ Hiện lại trở nên vắng vẻ, từng nhóm khách thanh toán rồi ra về. Một số quán cho biết có những hôm cả buổi không bán được một chai bia nào.
5 bước không được quên khi sử dụng kem chống nắng vào mùa hè

Một loại 'vàng đen' của nông sản Việt đang được nước giàu nhất châu Âu săn lùng, chi tới gần 50 triệu USD để nhập khẩu trong 4 tháng qua
Xu hướng - 20 giờ trướcViệt Nam trở thành nhà cung cấp lớn nhất loại nông sản này cho Đức trong 4 tháng đầu năm.

Đồ uống được làm từ một loại rau dại bất ngờ ‘lên ngôi’ khi thời tiết vào mùa nắng nóng
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều loại đồ uống giá rẻ xuất hiện trên thị trường phục vụ nhu cầu giải khát của người tiêu dùng khi thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng.

Giá xoài ‘khổng lồ’ giảm còn 3.000 đồng/kg, nông dân ở Khánh Hoà thua lỗ
Xu hướng - 3 ngày trướcNgười dân trồng xoài Úc ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đứng ngồi không yên vì hàng nghìn tấn xoài vào vụ thu hoạch nhưng giá giảm mạnh, không có người mua.

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?
Xu hướng - 5 ngày trướcDù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt
Xu hướng - 6 ngày trướcLoại sầu riêng này có màu vàng cam bắt mắt, vị đắng ngọt đặc trưng của Malaysia, đang trở thành hiện tượng trên thị trường trái cây cao cấp châu Á với mức giá lên tới 130 RM/kg.

Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại
Xu hướng - 1 tuần trướcNăm ngoái, xuất khẩu loại cá này giúp Việt Nam thu về 41 triệu USD.

Trung Quốc chi gấp 20 lần mua loại hải sản bán đầy chợ Việt
Xu hướng - 1 tuần trướcKhông chỉ tôm hùm, 3 tháng đầu năm nay, Trung Quốc còn chi tiền gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua một loại hải sản có bán đầy chợ Việt.

Giá xuất khẩu một loại hạt của Việt Nam tăng 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg
Xu hướng - 1 tuần trướcMột loại hạt màu xanh của Việt Nam vừa có giá xuất khẩu tăng đột biến 1.306%, cao gấp gần 4 lần so với hạt tiêu đen - loại vẫn được mệnh danh là ‘vàng đen’.

Biệt thự, liền kề Hà Nội dưới 20 tỷ đồng trở nên khan hiếm: Giới nhà giàu đang đổ tiền vào đâu?
Xu hướng - 1 tuần trướcTheo Savills, cơ cấu giá biệt thự, liền kề tại Hà Nội tiếp tục dịch chuyển lên mức cao khi sản phẩm trên 30 tỷ đồng chiếm 36%, trong khi nhóm dưới 20 tỷ ngày càng khan hiếm. Trước thách thức về kỳ vọng lợi nhuận và giá cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng tìm kiếm cơ hội tại các tỉnh vệ tinh với mức giá dễ tiếp cận hơn.

Một ‘mỏ vàng dưới lòng đất’ vừa mang về cho Việt Nam hơn 500 tỷ đồng: Chỉ dưới 10 quốc gia trên thế giới sở hữu, nước ta có hơn 50.000 ha
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại củ có mặt khắp chợ Việt đang thu về bộn tiền từ việc xuất khẩu.

Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại
Xu hướngNăm ngoái, xuất khẩu loại cá này giúp Việt Nam thu về 41 triệu USD.