Nhiều cơ sở y tế đưa tiêu chí “không khói thuốc” vào thi đua
GiadinhNet - Việc triển khai, duy trì một cơ sở y tế không thuốc lá trước hết nhằm bảo vệ sức khỏe cho cán bộ y tế. Có sức khỏe tốt mới có tinh thần tốt, cán bộ y tế sẽ làm việc hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn cho công tác khám chữa bệnh.

Ý nghĩa lớn của việc xây dựng cơ sở y tế không khói thuốc
Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá nhận định, việc duy trì môi trường không thuốc lá, thuốc lào còn giúp cho người bệnh được hít thở không khí trong sạch, sức khỏe chung được tăng cường và hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn. Ngoài ra, việc xây dựng môi trường cơ sở y tế không khói thuốc còn nhằm giảm bớt chi phí của bệnh viện và người bệnh, giảm chi phí cá nhân, gia đình, xã hội. Thầy thuốc là những người luôn nhận được sự kính trọng từ cộng đồng, do vậy trước tiên thầy thuốc cần phải là tấm gương không hút thuốc cho người bệnh và cộng đồng về việc giữ gìn sức khỏe và duy trì những lối sống lành mạnh.
Một cơ sở y tế hoàn toàn không thuốc lá, thuốc lào là toàn bộ các khu vực khám, chữa bệnh, khu vực làm việc của cán bộ nhân viên, khu vực điều trị của bệnh nhân, khuôn viên, hành lang, cổng ra vào đều không có người hút thuốc và người kinh doanh các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào.
Một cơ sở y tế không thuốc lá, thuốc lào không phải là chống lại người hút thuốc. Những quy định cấm hay hạn chế việc hút thuốc tại các cơ sở y tế nhằm hỗ trợ cho những người có quyết tâm bỏ thuốc, thúc đẩy động cơ và tạo môi trường thuận lợi hơn để bỏ thuốc và sẽ không kích thích nhu cầu sử dụng thuốc lá, thuốc lào ở những người chưa hút.
Nhiều mô hình hay
Trong thời gian qua, để tăng cường thực hiện nghiêm các quy định về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Sở Y tế nhiều tỉnh, thành phố đã phát động thực hiện phong trào “Cơ sở y tế không khói thuốc lá”, với mục tiêu 100% cơ sở y tế không khói thuốc lá.
Tại Đắk Lắk, cơ sở y tế các tuyến đều xây dựng các góc tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá với hệ thống các biển báo, pa nô cấm hút thuốc lá. BS Bùi Thị Minh Nghĩa, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Chư Jút (Đắk Lắk), cho biết: Đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ trong đơn vị về tác hại của thuốc lá như: Gắn với nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ cán bộ y tế có nhiệm vụ tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lào đến với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; Đưa việc thực hiện quy định về xây dựng môi trường “Cơ sở y tế không khói thuốc lá, thuốc lào” vào nội dung của các buổi họp, giao ban và bình xét thi đua của từng cá nhân trong đơn vị; Xây dựng hệ thống biển báo cấm hút thuốc trong phòng làm việc, khu vực khám, chữa bệnh; Có tờ rơi, áp phích tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lào tại khu vực đông người qua lại trong bệnh viện; Tư vấn về cai nghiện thuốc lá, thuốc lào trong cơ sở y tế; Nghiêm cấm bán thuốc lá, thuốc lào tại quầy dịch vụ, ăn uống, giải khát trong bệnh viện…
Còn tại Sóc Trăng, ThS Lê Thanh Mộng, Trưởng Phòng Điều dưỡng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Bệnh viện có kế hoạch triển khai, cam kết thi đua thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc lá, thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá; Tổ chức triển khai quy định đến cán bộ, bệnh nhân trong bệnh viện; Lồng ghép các nội dung này trong các cuộc họp của các khoa, phòng; Vận động bệnh nhân và người nhà bỏ thói quen hút thuốc. Phổ biến các nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trên hệ thống loa truyền thanh của bệnh viện.
Riêng ở Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, đơn vị tổ chức cho 100% cán bộ, nhân viên đăng ký thực hiện không hút thuốc lá. Đưa nội dung này vào quy chế cơ quan, là cơ sở để bình xét thi đua hàng năm, thường xuyên đưa nội dung của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá lồng ghép vào các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn. Trung tâm cũng có hình thức khen thưởng đối với các trường hợp thực hiện tốt, biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời, vận động bệnh nhân, thân nhân người bệnh thực hiện không hút thuốc lá trong khuôn viên đơn vị.
Hiện tại, trong khuôn viên bệnh viện đa khoa các tuyến ở Sóc Trăng, nhiều bảng cấm “không hút thuốc lá” và băng rôn “Bệnh viện không khói thuốc lá” được treo tại nhiều địa điểm tập trung đông người, như cổng bệnh viện, phòng làm việc, khu vực khám bệnh và buồng bệnh.
Tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình, là bệnh viện chuyên khám và điều trị cho phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện xác định rõ công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá có vai trò quan trọng nhằm xây dựng môi trường bệnh viện trong sạch, an toàn. Do đó, Bệnh viện đã thực hiện nhiều biện pháp như nghiêm cấm hút thuốc lá trong bệnh viện tại tất cả các khoa, phòng, nơi hội họp; Hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại bệnh viện… Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện cũng như người bệnh và người nhà bệnh nhân, Bệnh viện đã lắp đặt hệ thống áp phích, khẩu hiệu hành động trong toàn bệnh viện; Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, nhắc nhở người nhà và bệnh nhân... Với quyết tâm xây dựng môi trường bệnh viện không khói thuốc, bệnh viện cũng bổ sung tiêu chí “Cấm hút thuốc lá” vào nội quy, quy chế của bệnh viện để cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện.u
Quỳnh An (T/h)

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 48 phút trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.