Nhiều “hoang báo” kỳ cục làm khổ cán bộ ngành Y
GiadinhNet - Đường dây nóng của Bộ Y tế đi vào hoạt động được hơn một năm và đã chứng minh được những hiệu quả thiết thực cho người dân. Tuy nhiên, có rất nhiều cuộc gọi đến đường dây nóng không đúng mục đích, thậm chí thông tin sai lệch hoàn toàn so với thực tế. Những nội dung này gây ra không ít phiền toái cho những người trong cuộc…

Gọi điện xong rồi… trốn
Ngày 16/1/2015, đường dây nóng nhận được một cuộc gọi phản ánh về thái độ của nhân viên Trạm Y tế xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Nội dung cho biết, khi người dân đưa trẻ tới đây tiêm, thái độ của nhân viên y tế rất thờ ơ, không quan tâm, thậm chí có nhân viên còn tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân (?!).
Khi nhận được thông tin trên, Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế Hải Phòng kiểm tra ngay sự việc. Sở Y tế Hải Phòng đã vào cuộc, rà soát lại các quy trình tiêm, khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại trạm và cho thấy, thái độ của các nhân viên y tế ở đây đều tốt, đặc biệt không có trường hợp nào bị tiêm nhầm thuốc. Sở Y tế Hải Phòng cũng liên hệ lại với số điện thoại đã gọi đến đường dây nóng. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên lạc thì chủ nhân thuê bao này khi thì cáo bận, lúc lại bảo nhầm máy… rồi tắt máy hẳn.
Một cuộc khác gọi đến đường dây nóng phản ánh một sản phụ có tên Đinh Thị Hoài đến sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Tam Điệp – Ninh Bình (cuộc gọi vào ngày 17/1/2015). Sinh xong, sản phụ này bị một bác sỹ đòi bồi dưỡng 600.000 đồng cho kíp mổ. Sau khi kiểm tra, rà soát danh sách các sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tam Điệp trong vòng hơn 10 ngày gần nhất (trùng với thời gian cuộc gọi phản ánh) thì không có sản phụ nào có tên như trên đến sinh con tại đây. Sở Y tế Ninh Bình đã gọi đến số điện thoại này thì được biết, chủ nhân của nó là một thợ xây đang làm việc tại Hà Nội. Người này cho biết, ngày 17/1 có đến bệnh viện thăm người nhà (anh này không cung cấp tên sản phụ nào). Khi ngồi tán gẫu ở hành lang, “nghe đồn” có tin như vậy nên anh đã gọi điện đến đường dây nóng để “phản ánh”…
Trốn viện phí, kiếm cớ gọi điện “gây sự”
Bên cạnh những cuộc gọi phản ánh sai sự thật không rõ mục đích của người gọi, cũng có nhiều cuộc gọi phản ánh nhằm đánh lạc hướng của ngành Y trước những hành vi chưa đúng của mình.
Gần đây nhất (ngày 17/3), đường dây nóng nhận được một cuộc gọi của bệnh nhân có tên là Nguyễn Thị Trang. Bà Trang phản ánh thái độ của các y bác sỹ Khoa Phẫu thuật mạch máu - Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã rất thờ ơ, không quan tâm chăm sóc bệnh nhân (?!).
Trước yêu cầu của Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều tra sự việc và cho biết: Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng bệnh rất nặng (vỡ phình động mạch chủ ở vùng bụng). Các bác sỹ đã chỉ định mổ cho bệnh nhân và đề nghị người nhà nộp tạm ứng viện phí. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân chỉ nộp tạm ứng 2 triệu đồng, trong khi ca mổ dự kiến chi phí từ 20 - 25 triệu đồng. Các bác sỹ vẫn tiến hành phẫu thuật bình thường và chăm sóc bệnh nhân chu đáo. Song song với việc điều trị, các thầy thuốc đề nghị gia đình đóng nốt phần viện phí. Gia đình đã hứa hẹn nhưng sau 15 ngày nằm tại bệnh viện, họ tự ý đưa bệnh nhân trốn viện về mà không thanh toán.
Một cuộc gọi khác của người có tên là Trần Thị Hiệp phản ánh đến đường dây nóng: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã thu sai tiền giường bệnh, mất vệ sinh, không có người trực đường dây nóng… Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, chị Hiệp là mẹ của một bệnh nhi điều trị tại đây. Tuy nhiên, đang điều trị dở thì chị Hiệp tự ý đưa bệnh nhân về, 9 ngày sau lại đưa con lên nhập viện. Bệnh viện đã bảo lưu hồ sơ bệnh nhân, chỉ thu tiền viện phí 12 ngày trong tổng số 21 ngày trên hồ sơ bệnh án.
Đối với vấn đề vệ sinh và đường dây nóng, bệnh viện cho biết, chị Hiệp thường xuyên gọi cho đường dây nóng của bệnh viện (mỗi tối khoảng 30 cuộc gọi) chỉ để phản ánh về vấn đề này. Trong khi qua kiểm tra cho thấy, các phòng bệnh luôn đảm bảo sạch sẽ. Người này cũng thường xuyên có những lời lẽ lăng mạ, chửi bới nhân viên y tế và có một số yêu cầu đặc biệt như: Nhân viên y tế phải cam kết “lấy máu một lần là được ngay” và không được gây chảy máu cho con chị!
Một số những “hoang báo” kiểu như trên gọi điện đến đường dây nóng vừa khiến những người đứng đầu ngành Y phải mất thời gian để tâm, vừa làm khổ cơ sở bị phản ánh. Từ Sở Y tế cho đến lãnh đạo các bệnh viện đều phải vào cuộc điều tra và giải trình gây ra những mệt mỏi, ức chế cho đội ngũ y bác sỹ vì bị phản ánh sai sự thật.
Nỗ lực đáng ghi nhận
Theo báo cáo từ 63 Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và 53 bệnh viện trực thuộc bộ, ngành, tính đến tháng 11/2014, đường dây nóng Bộ Y tế nhận gần 99.000 cuộc gọi phản ánh, trong đó, gần 2/3 các cuộc gọi không đúng phạm vi giải đáp. Đây thường là các cuộc gọi rớt và nháy máy thử xem có đúng số điện thoại đường dây nóng hay không hoặc hỏi các thông tin tư vấn y tế…
Trong số các cuộc gọi phản ánh đúng phạm vi giải đáp, người dân phàn nàn nhiều nhất về tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất và nội quy cơ sở y tế với trên 10.000 cuộc gọi (chiếm tỉ lệ 28%). Vấn đề được người dân phản ánh nhiều thứ hai là thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ đối với người bệnh với gần 7.000 cuộc gọi (chiếm tỉ lệ 19%).
Ngoài ra, một số vấn đề khác được phản ánh với số lượng cuộc gọi ít hơn như quy trình chuyên môn, viện phí, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, vấn đề tiêu cực vòi vĩnh, đòi hối lộ, tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, có tỷ lệ nhỏ các cuộc gọi khen ngợi tập thể hoặc cá nhân các y, bác sỹ đã nhiệt tình, tận tụy trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Trong số các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy là ba đơn vị có nhiều ý kiến phản ánh tới đường dây nóng nhất. Hà Nội và TPHCM cũng là các địa phương dẫn đầu về số lượng cuộc gọi của người dân phản ánh về việc cung cấp dịch y tế.
Hà Trung
Hoàng Phương / Gia đình & Xã hội

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.