Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Thứ sáu, 15:46 29/03/2024 | Bệnh thường gặp

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Liên tục cấp cứu các ca đột quỵ trẻ tuổi

Chị V.T.H (42 tuổi, Yên Bái) vào viện vì đau đầu, tê yếu nửa người trái. Vốn mắc đái tháo đường nhiều năm và đã điều trị huyết khối tĩnh mạch chi dưới vào tháng 8/2023 nhưng chưa tái khám. Chị H đau đầu tăng dần, hoa mắt, chóng mặt và kèm đau nhức chân trong nửa tháng nay, điều trị nhiều nơi không đỡ. Đến khi chị H đột ngột xuất hiện tê bì, yếu nửa người trái, người nhà vội đưa vào Trung tâm Đột quỵ.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?- Ảnh 1.

Một bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, kết quả MRI não cho thấy huyết khối nhiều ở tĩnh mạch não; siêu âm chi dưới có huyết khối toàn bộ tĩnh mạch chân bên phải và đoạn huyết khối dài ở chân trái. Các bác sĩ chỉ định dùng thuốc thuốc theo phác đồ chống đông và tìm nguyên nhân tăng đông. May mắn dù huyết khối nhiều trong tĩnh mạch não nhưng bệnh nhân chưa có biến chứng chảy máu não, do vậy việc điều trị khá thuận lợi.

Với triệu chứng liệt nửa người, nói ngọng, một nữ bệnh nhân 32 tuổi ở Hưng Yên được đưa tới Trung tâm Đột quỵ, ngay lập tức báo động đỏ của Trung tâm khởi động. Nữ bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc mạch cảnh giờ thứ 1. Trong 35 phút kể từ khi nhập viện, các bác sĩ cho dùng thuốc tiêu huyết khối, đồng thời chuyển đi can thiệp. Bệnh nhân được tái thông mạch máu bằng phương pháp đặt stent nội sọ và Solumbra. Sau can thiệp tình trạng sức khỏe của bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

Cùng thời điểm, một nam bệnh nhân 32 tuổi được người bạn đưa vào cấp cứu. Được biết, khi đang chơi cầu lông thì nam thanh niên này đột ngột liệt nửa người và thất ngôn. Bệnh nhân nhanh chóng được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 1 do tắc động mạch não giữa, chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối, can thiệp tái thông mạch máu. Nhờ đến sớm, can thiệp kịp thời, nam bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn…

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, đây là 3 trong 6 ca đột quỵ được các bác sĩ tại Trung tâm tiếp nhận và xử trong trong 1 đêm trực. Họ đều là những người tuổi còn trẻ, nhiều nhất là 45 tuổi và trẻ nhất là 32 tuổi. Trong 6 ca cấp cứu, có 4 ca đột quỵ được tái thông hiệu quả, có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường.

Chuyên gia đột quỵ chỉ ra 3 điều cần lưu ý

Trước thực trạng gia tăng đột quỵ tại nhóm người trẻ, PGS Mai Duy Tôn khuyến cáo ba điều.

Thứ nhất, các bạn trẻ nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Thứ hai, cần tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quy: Tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường... Thứ ba là khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ. (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt...) cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu muốn được tư vấn cách phòng ngừa, sàng lọc nguy cơ hay điều trị đột quỵ có thể đến khám và tư vấn tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai

Cũng theo PGS Mai Duy Tôn, tỷ lệ đột quỵ não tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%. Vì vậy, để giảm tỷ lệ đó, khuyến khích bệnh nhân quay trở lại với lối sống bình thường như trước khi bị đột quỵ não. Người bệnh nên hoạt động thể chất, tình dục và quay trở lại làm việc nếu có thể.

Theo gợi ý của BS Tôn, tập thể dục là một phần quan trọng của phục hồi chức năng đột quỵ não, tuy nhiên, việc luyện tập và cường độ luyện tập ra sao thì mỗi người nên lắng nghe cơ thể mình. Người bệnh cần dành thời gian khởi động 5-10 phút (kể cả khởi động với các bài tập trên giường). Các môn thể thao phù hợp: đi bộ ngoài trời hoặc đi bộ trên máy; đạp xe tại chỗ; Đi theo đường kẻ vạch có sẵn hoặc đi cầu thang. Tần suất tập luyện tối thiểu 3 lần/tuần (tốt nhất là hầu hết các ngày trong tuần). Về cường độ, nếu tính theo thang điểm 10 thì người bệnh nên tập ở mức độ 4-5. Thời gian lý tưởng cho mỗi lần luyện tập là 20-30 phút.

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần thói quen sử dụng thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ não.

Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ não Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị: Chế độ ăn nhiều rau và trái cây; Chọn thực phẩm nguyên hạt, nhiều chất xơ; Giảm thịt trong bữa ăn sao cho ít nhất 50% khẩu phần ăn là trái cây và rau quả; 25% là ngũ cốc giàu chất xơ. Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần và chọn cá giàu omega 3 như cá hồi hoặc cá ngừ.

Hạn chế cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Chọn thịt nạc, thịt gia cầm và không sử dụng chất béo bão hóa hoặc chất béo chuyển hóa khi chế biến; Tránh đồ uống và thực phẩm có thêm đường; Chọn lựa, chuẩn bị thực phẩm với gia vị cùng hỗn hợp gia vị không có muối hoặc hạn chế muối.

Cần lưu ý việc hạn chế rượu bia tối đa vì nó có thể tương tác bất lợi với một số thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để ngăn ngừa tái phát đột quỵ não (VD như warfarin). Lạm dụng rượu bia sẽ gây tăng huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ não tái phát. Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì với lượng rượu ở mức độ vừa phải (tức là khoảng 1-2 đơn vị cồn tiêu chuẩn mỗi ngày; tương đương 100ml rượu vang hay một chén rượu mạnh 30ml)...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top