Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản

Chủ nhật, 14:32 09/01/2022 | Sản phẩm - Dịch vụ

Các nhà đầu tư điện gió có dự án chưa kịp vận hành thương mại trước tháng 10/2021 như "ngồi trên lửa" vì thiệt hại và các khoản vay đến hạn phải trả ngày một lớn.

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, các bộ, ngành và cơ quan Quốc hội, các nhà đầu tư điện gió tiếp tục nêu những khó khăn khi không kịp vận hành thương mại ngày 31/10/2021.

Dự án của Công ty Phong Điện Gia Lai chậm tới gần nửa năm khi thiết bị nằm chờ ở cảng 4 tháng mà không thể chuyển về công trường do giãn cách xã hội kéo dài ở các tỉnh phía Nam. Tới khi thiết bị rút được khỏi cảng, chuyên gia kỹ thuật nước ngoài lại không thể sang Việt Nam do các chuyến bay thương mại quốc tế vẫn đóng, cách ly kéo dài...

Theo ông Đặng Mạnh Cường, Tổng giám đốc Phong Điện Gia Lai, chừng đó thời gian ngừng trệ vì Covid-19 đã để lại nhiều hệ luỵ cho dự án này, chỉ 4% công suất dự án kịp vận hành thương mại (COD), hưởng giá FIT ưu đãi.

Đặc thù của điện gió là yêu cầu kỹ thuật thi công mỗi dự án đều khác nhau; chi phí đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với điện mặt trời và có ít nhà cung cấp thiết bị... Điểm này theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng (Viện Năng lượng) cũng là rủi ro cho các nhà đầu tư ở giai đoạn nước rút vào tháng 10 năm ngoái. Không ít nhà đầu tư đã phải bỏ thêm chi phí "chênh" cao để có được thiết bị về sớm, nhưng dịch bệnh đã khiến họ lỡ nhịp.

Cũng vì lý do dịch, ông Mai Nguyện, Phó giám đốc Công ty cổ phần điện gió Hanbram nhẩm tính, dự án ở Ninh Thuận gián đoạn khoảng 5 tháng và chỉ kịp hoàn thành 1/3. Số còn lại của dự án đã hoàn thiện thi công nhưng hiện vẫn "áng binh bất động". "Covid-19 rồi lại thêm khó khăn trong thu xếp vốn do ngân hàng chậm hoặc ngừng giải ngân khiến chúng tôi 'chết mòn', Phó tổng giám đốc này bày tỏ.

Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản - VnExpress - Ảnh 1.

Một dự án điện gió tại Sóc Trăng không kịp vận hành COD đúng hạn. Ảnh: Phùng Anh

Tổn thất với các nhà đầu tư điện gió chưa kịp vận hành thương mại vì lý do bất khả kháng là dịch bệnh, tới giờ khá nặng nề.

Theo tính toán của doanh nghiệp, với suất đầu tư trung bình tại các dự án hiện nay là 45 tỷ đồng một MW, tổng mức đầu tư của khoảng 4.100 MW điện gió chưa kịp vận hành COD là trên 202.700 tỷ đồng (gần 8,8 tỷ USD). 70% trong số này là vốn vay ngân hàng, tức khoảng 142.000 tỷ đồng và hiện các nhà băng đã giải ngân được 40%, tương đương 81.190 tỷ đồng. Với mức lãi vay bình quân 10% một năm, các nhà đầu tư đang phải gánh số tiền lãi hàng năm trên 8.110 tỷ.

Theo các chủ đầu tư, nếu Chính phủ, Bộ Công Thương không gia hạn thêm thời gian vận hành thương mại, không "cấp cứu kịp thời" thì con đường đến với thua lỗ, phá sản của nhà máy điện gió đang rất gần.

Chưa kể, họ cũng bỏ ra hàng trăm tỷ cho mỗi dự án để đóng thuế nhập khẩu. Thuế này sẽ không được hoàn lại nếu không có Giấy phép hoạt động điện lực (chỉ có sau khi có chứng chỉ COD). Tài chính của doanh nghiệp đã khó nay càng khó khăn hơn.

Ông Tuấn nhìn nhận, phát triển điện gió ở Việt Nam hiện mới ở giai đoạn "chạy đà". Để tới được giai đoạn cất cánh 5 năm tới là quãng đường dài với cả nhà đầu tư và hoạch định chính sách. "Để điện gió 'cất cánh' được, cần hàng loạt chính sách phát triển phù hợp, như chuỗi cung ứng, cơ chế tài chính, công nghệ... Cơ chế chính sách hỗ trợ cho điện gió cũng cần ổn định, bền vững và ít thay đổi", ông nói.

Trong khi đó ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận chia sẻ, khoảng một nửa các dự án điện không đáp ứng được điều kiện hòa lưới kéo theo rất nhiều hệ lụy từ vỡ phương án tài chính, công ty phá sản vì không có nguồn thu, không có tiền trả ngân hàng và các nguy cơ khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Ở điểm này, ông Tuấn nhắc tới cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý, hoạch định chính sách. Ông dẫn chứng, trường hợp rủi ro ngoài tầm kiểm soát như Covid-19 phải có sự hỗ trợ tương đối từ Nhà nước với nhà đầu tư, như gia hạn cơ chế ưu đãi hoặc có chính sách nối tiếp để tạo an tâm cho nhà đầu tư.

Thực tế, nhiều nước cũng đã có chính sách "giải cứu" doanh nghiệp và chủ đầu tư điện gió khi họ gặp phải những khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng - dịch Covid-19 gây ra. Chẳng hạn tại Đức, tháng 5/2020, Chính phủ nước này thông qua đạo luật Bảo vệ quy hoạch, cho phép các dự án năng lượng tái tạo có hạn COD trước hoặc vào ngày 30/6/2020 được hưởng gia hạn thêm 6 tháng.

Hay tại Mỹ, tháng 5/2020, Bộ Tài chính nước này có hướng dẫn kéo dài thời hạn hưởng tín dụng thuế thêm một năm cho các dự án điện gió trên bờ và điện mặt trời khởi công năm 2016 và 2017 để hoàn thành dự án và nhận ưu đãi từ chính sách tín dụng thuế sản xuất.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, địa phương, các hiệp hội, tổ chức chuyên ngành năng lượng gửi kiến nghị đề xuất với Bộ Công Thương, Thủ tướng, Quốc hội xem xét gia hạn thời gian hưởng giá FIT cho điện gió thêm từ 3 đến 6 tháng. Khoảng thời gian gia hạn này, theo các chuyên gia năng lượng, là hợp lý, đảm bảo tính công bằng cho những dự án làm thật.

"Chúng tôi chỉ xin nhà nước xem xét gia hạn thêm đúng với thời gian dịch Covid-19 ảnh hượng nặng nề khiến dự án ngừng trệ không thể thi công, để có thể hoàn thành, tránh dự án bị chết mòn", ông Mai Nguyện, Phó giám đốc Công ty cổ phần điện gió Hanbram kiến nghị.

Hiện, theo dự thảo cơ chế đàm phán trực tiếp giá bán điện cho các dự án điện gió, điện mặt trời đang được Bộ Công Thương xây dựng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) được đưa ra là 12%. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư cho rằng, với giá giảm này, gần 40 dự án triển khai trong các năm vừa qua bị mất trắng lợi nhuận, cầm chắc lỗ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn nhìn nhận, nếu Chính phủ quyết tâm thúc đẩy cho năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, nên sớm có giải pháp gỡ khó cho các nhà đầu tư "thực".

"Số tiền đầu tư một dự án điện gió không nhỏ, lên tới vài chục, vài trăm tỷ, tiền bỏ ra rồi mà dự án không được phát điện hay vận hành thương mại sẽ là nguồn tài sản chết. Thiệt hại này không chỉ với nhà đầu tư mà cả với xã hội", ông nhận xét.

Trong khi dự án không có doanh thu hoặc chỉ nhận được một phần doanh thu, thì những nguy cơ rủi ro nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng dòng tiền lưu thông của nền kinh tế là có thể xảy ra.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vừa tăng giá lập kỷ lục, giá trứng tại Mỹ lại đang rơi tự do: Giảm mạnh 54% chỉ trong 1 tháng, ai là ‘thủ phạm’?

Vừa tăng giá lập kỷ lục, giá trứng tại Mỹ lại đang rơi tự do: Giảm mạnh 54% chỉ trong 1 tháng, ai là ‘thủ phạm’?

Xu hướng - 7 giờ trước

Các nhà bán lẻ hàng đầu đang đứng trước nghi vấn về việc cố tình giữ giá ở mức cao để thu lợi nhuận.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 3/4/2025

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 3/4/2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 3/4/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tiểu thương lý giải nguyên nhân quýt sim ‘làm mưa làm gió’ thị trường

Tiểu thương lý giải nguyên nhân quýt sim ‘làm mưa làm gió’ thị trường

Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trước

GĐXH - Theo các tiểu thương, quýt sim là loại quả được nhiều người ưa chuộng bởi đáp ứng được các tiêu chí ngon - bổ - rẻ.

Khu vực có giá nhà đắt nhất huyện Đông Anh (Hà Nội)

Khu vực có giá nhà đắt nhất huyện Đông Anh (Hà Nội)

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - Hiện na, giá nhà tại khu vực Quốc lộ 3, đoạn qua thị trấn Đông Anh và khu vực qua đường Cao Lỗ là những khu vực đang có giá cao top đầu huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây cũng là vị trí đất đẹp của huyện này.

Loại thịt lợn có giá bán đắt đỏ hơn hàng truyền thống ở chợ dân sinh Hà Nội vì sao luôn cháy hàng?

Loại thịt lợn có giá bán đắt đỏ hơn hàng truyền thống ở chợ dân sinh Hà Nội vì sao luôn cháy hàng?

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - Dù giá bán cao hơn rất nhiều lần so với thịt lợn bày bán ở chợ dân sinh nhưng thịt lợn đen xuất xứ từ Tây Bắc luôn cháy hàng.

Lãi suất BIDV, HDBank mới nhất: Bất ngờ số lãi khi gửi tiết kiệm 70 triệu đồng vào HDBank?

Lãi suất BIDV, HDBank mới nhất: Bất ngờ số lãi khi gửi tiết kiệm 70 triệu đồng vào HDBank?

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - BIDV áp dụng khung lãi suất tiết kiệm cho khách hàng cá nhân trong khoảng 0,1 - 4,9%/năm. Lãi suất tiết kiệm của HDBank cao nhất hiện tại là 6,1%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh sẵn sàng chinh phục sản phẩm mới của Sun Group Hà Nam

Hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh sẵn sàng chinh phục sản phẩm mới của Sun Group Hà Nam

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

Tiếp nối những tín hiệu tích cực về quy hoạch hạ tầng, y tế và giáo dục tại Hà Nam, ngày 31/3, hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh nhiệt huyết đã quy tụ tại sự kiện kick-off "Kích hoạt tâm điểm sắc màu" để chào đón dòng căn hộ mới Park Residence thuộc đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.

Lịch cúp điện Trà Vinh từ ngày 3 – 6/4/2025: Nhiều khu vực nằm trong diện cúp điện cả ngày

Lịch cúp điện Trà Vinh từ ngày 3 – 6/4/2025: Nhiều khu vực nằm trong diện cúp điện cả ngày

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hôm nay đến hết tuần một số khu dân cư và đơn vị thuộc Trà Vinh sẽ mất điện cả ngày.

Xe ô tô hatchback giá 369 triệu đồng đẹp như Suzuki Swift, rẻ như Hyundai Grand i10, Kia Morning có gì đặc biệt khi ra mắt ở Thái Lan?

Xe ô tô hatchback giá 369 triệu đồng đẹp như Suzuki Swift, rẻ như Hyundai Grand i10, Kia Morning có gì đặc biệt khi ra mắt ở Thái Lan?

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Xe ô tô hatchback hạng A GAC Aion UT 2025 với mức giá hấp dẫn, thiết kế hiện đại và tính năng vượt trội, là sự lựa chọn sáng giá cho khách hàng.

Không phải sinh trắc học, chuyển khoản Vietinbank sẽ không thành nếu thiếu bước đơn giản này dù số tiền dưới 10 triệu đồng

Không phải sinh trắc học, chuyển khoản Vietinbank sẽ không thành nếu thiếu bước đơn giản này dù số tiền dưới 10 triệu đồng

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Từ 1/4, khi thực hiện thao tác chuyển khoản tiền từ app của ngân hàng Vietinbank bằng điện thoại nếu chưa bảo mật thì sẽ không chuyển được.

Top