Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Thứ bảy, 18:59 17/05/2025 | Giáo dục

Nhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Trong dự thảo Luật Nhà giáo bản mới nhất trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, vấn đề tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo được đề cập, trong đó có nhiều điểm thay đổi. Theo đó, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được quy định:

- Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

- Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

- Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

Dự kiến bỏ chia hạng giáo viên

Cũng theo dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, việc quy định chức danh nhà giáo theo các hạng (hạng I, II, III với các hệ số lương từng hạng khác nhau) như hiện nay dự kiến không còn. Thay vào đó, sẽ được xác định theo yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp của từng cấp học, trình độ đào tạo.

Nếu điều này được thông qua, đồng nghĩa với việc cũng sẽ không còn việc xét thăng hạng giáo viên từ thấp lên hạng cao như hiện nay (hạng III lên hạng II, hoặc hạng II lên hạng I).

Việc chia hạng giáo viên trước nay khiến không ít giáo viên cho rằng bất cập, thiếu công bằng khi có những nhà giáo có năng lực giỏi nhưng vẫn xếp hạng thấp, trong khi người làm việc kém hiệu quả nhưng có thể xếp ở hạng cao...

Theo nhiều nhà giáo, việc trả lương theo vị trí việc làm, khả năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp có thể giúp mọi giáo viên làm việc hiệu quả hơn và thấy được ghi nhận xứng đáng.

Giáo viên mầm non được tăng phụ cấp

Theo dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên mầm non được điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề. Cụ thể, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.

Theo Bộ GD-ĐT, tổng thu nhập của giáo viên mầm non chưa tương xứng với tính đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp, khi phải chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, đòi hỏi sự tập trung cao độ để đảm bảo an toàn và thu hút sự chú ý của trẻ, thường làm việc 9-10 giờ/ngày… Tuy nhiên, thu nhập của họ thấp nhất so với các cấp học khác (hệ số lương khởi điểm 2,10; phụ cấp 35%, tổng thu nhập khoảng 6,63 triệu đồng/tháng), dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao, với 1.600 giáo viên mầm non bỏ việc từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, chiếm 22% tổng số giáo viên nghỉ việc.

Giáo viên trường dự bị đại học cũng được nâng phụ cấp từ 50% lên 70%, ngang bằng với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo công bằng cho các nhiệm vụ tương đồng.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Nhân viên trường học lần đầu được hưởng phụ cấp

Cũng theo dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, lần đầu tiên, nhân viên trường học được hưởng phụ cấp. Dự kiến mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư,...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế,...) và 25% cho chức danh chuyên ngành, nhằm ghi nhận vai trò của họ.

Theo Bộ GD-ĐT, hiện, đa số các vị trí nhân viên áp dụng bảng lương của viên chức loại B hoặc A0 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, là 2 bảng lương thấp nhất trong các bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, các vị trí viên chức thiết bị thí nghiệm, giáo vụ, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật chỉ có 1 hạng nên không có cơ hội để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và được áp dụng bảng lương có hệ số lương khởi điểm cao hơn, khoảng cách lương giữa các bậc dài hơn; các vị trí nhân viên khác thực tế cơ hội để thăng hạng rất hiếm. Những bất cập này đòi hỏi một quy định mới để đảm bảo công bằng và hỗ trợ hiệu quả hơn.

Tiến tới công bằng hơn về số giờ dạy của giáo viên

Thông tư 05 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông có hiệu lực từ ngày 22/4 quy định, việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường. Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Còn dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa công bố bổ sung quy định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học của tất cả nhà giáo không được cao hơn tổng số giờ dạy thêm giờ tối đa trong 1 năm học của cơ sở giáo dục.

Căn cứ quy định này, hiệu trưởng nhà trường phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng trong một cơ sở giáo dục vừa có giáo viên dạy vượt giờ, vừa có giáo viên dạy thiếu giờ.

Thời gian nghỉ hè linh hoạt

Một trong những điểm mới ở bản dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất trình Quốc hội so với dự thảo trước đây là quy định về thời gian nghỉ hè hằng năm dành cho giáo viên được điều chỉnh theo hướng mở, không còn ấn định “cứng” tối đa là 8 tuần.

Cụ thể, Điều 18 về chế độ làm việc của nhà giáo trong bản dự thảo mới nhất trình Quốc hội nêu: “Thời gian nghỉ hè hằng năm và các ngày nghỉ khác của nhà giáo được bố trí phù hợp đối với nhà giáo từng cấp học, trình độ đào tạo và loại hình cơ sở giáo dục theo quy định của Chính phủ”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, từ năm 2025, hiệu trưởng và hiệu phó chính thức được nghỉ hè theo quy định mới vì trước đây chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.

Cụ thể, Thông tư 05 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành có hiệu lực từ ngày 22/4 nêu rõ, thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng gồm nghỉ hè, nghỉ lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, hiệu phó được bố trí linh hoạt trong năm học và trong giai đoạn nghỉ hè của giáo viên, nhằm duy trì hoạt động bình thường của nhà trường và kịp thời thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan quản lý cấp trên triệu tập (nếu có).

Đề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viênĐề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Một lớp ở Hà Tĩnh có 34 học sinh đỗ trường chuyên, có em là thủ khoa đầu vào

Một lớp ở Hà Tĩnh có 34 học sinh đỗ trường chuyên, có em là thủ khoa đầu vào

Giáo dục - 11 giờ trước

Trong mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, lớp 9A1 (Trường THCS Lê Văn Thiêm) gây ấn tượng mạnh khi có tới 34 học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, trong đó nhiều em đạt điểm cao đầu vào.

Những thí sinh nào ở Quảng Ninh được ăn, nghỉ miễn phí tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Những thí sinh nào ở Quảng Ninh được ăn, nghỉ miễn phí tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Xã hội - 21 giờ trước

Tỉnh Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các điều kiện về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh và người thân ở điểm thi; đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

24 tỉnh công bố điểm thi vào lớp 10: Có nơi chỉ 1,6 điểm/môn là đỗ

24 tỉnh công bố điểm thi vào lớp 10: Có nơi chỉ 1,6 điểm/môn là đỗ

Xã hội - 1 ngày trước

Tính đến chiều 15/6, ít nhất 24 địa phương công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông

Điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông

Xã hội - 1 ngày trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình GDPT nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh phát triển mới.

Công thức quy đổi điểm IELTS của hơn 50 trường đại học 2025

Công thức quy đổi điểm IELTS của hơn 50 trường đại học 2025

Xã hội - 1 ngày trước

Dưới đây là chi tiết công thức quy đổi điểm IELTS của các trường đại học năm 2025, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Thêm một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội công bố học phí lên tới 56 triệu đồng/năm khiến hàng triệu phụ huynh ‘chóng mặt’ trước mùa thi 2025

Thêm một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội công bố học phí lên tới 56 triệu đồng/năm khiến hàng triệu phụ huynh ‘chóng mặt’ trước mùa thi 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sẽ đón nhận mức học phí tăng cao chưa từng có. Trong đó, chương trình chất lượng cao lên đến gần 56 triệu đồng/năm.

Thủ khoa đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đạt 1.122 điểm

Thủ khoa đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đạt 1.122 điểm

Giáo dục - 3 ngày trước

Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2025 đạt 1.122/1.200 điểm.

Học phí tăng gấp nhiều lần, một trường đại học ở Hà Nội khiến không ít gia đình “toát mồ hôi”

Học phí tăng gấp nhiều lần, một trường đại học ở Hà Nội khiến không ít gia đình “toát mồ hôi”

Giáo dục - 4 ngày trước

GĐXH - Dự kiến mức học phí áp dụng đối với sinh viên khoá mới của trường Đại học Dược Hà Nội năm nay sẽ dao động từ 17,1 - 27,6 triệu đồng.

Thông tin quan trọng: Cha mẹ, thí sinh thi vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 đều cần phải biết

Thông tin quan trọng: Cha mẹ, thí sinh thi vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 đều cần phải biết

Giáo dục - 4 ngày trước

GĐXH - Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, cách tính điểm thi vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên năm 2025 khác so với những năm trước. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Một nhà có 4 tiến sĩ, con gái là tiến sĩ luật khi 27 tuổi

Một nhà có 4 tiến sĩ, con gái là tiến sĩ luật khi 27 tuổi

Giáo dục - 4 ngày trước

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ là những tiến sĩ đầu tiên của Tuyên Quang, Đỗ Mạc Ngân Doanh lấy đó làm động lực và trở thành tiến sĩ ngành Luật khi mới 27 tuổi.

Top