Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều trẻ béo phì mắc sốt xuất huyết bị biến chứng nặng

Thứ hai, 17:02 18/07/2022 | Y tế

Nhiều trẻ sốt cao đến ngày thứ 3, thứ 4 mới được phụ huynh đưa đến bệnh viện trên nền dư cân, béo phì. Khi đó, trẻ đã vào sốc, suy đa cơ quan, suy hô hấp vì sốt xuất huyết nặng.

Ngày 18/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) cho biết, chỉ trong 2 tuần, bệnh viện đã cứu sống 5 trường hợp trẻ dư cân bị sốc sốt xuất huyết nặng, gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy đa cơ quan.

Nhiều trẻ béo phì mắc sốt xuất huyết bị biến chứng nặng - Ảnh 1.

Bệnh nhi nặng 72kg điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Ảnh: BVCC

Trường hợp nguy kịch nhất là bé gái 4 tuổi, nặng 22 kg (ở huyện Hóc Môn). Bệnh nhi được chuyển cấp cứu từ bệnh viện địa phương, trong tình trạng đã vào sốc sốt xuất huyết (giai đoạn nặng).

Dù được truyền dịch chống sốc ban đầu, song bệnh vẫn diễn tiến nặng. Trẻ suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, máu cô đặc, sốc kéo dài làm tổn thương gan thận, suy đa cơ quan. Các bác sĩ đã thực hiện nhiều biện pháp chống sốc tích cực, như thở máy, lọc máu giúp các cơ quan hồi phục.

2 nam bệnh nhi khác, cùng 11 tuổi, sốc kéo dài, truyền cao phân tử HES 130.000 dalton không đáp ứng, đã phải truyền phối hợp thêm thuốc Albumin 10% mới thoát sốc. Hiện, cả 2 trẻ đã thoát nguy hiểm, dần hồi phục.

Trường hợp thứ ba là bé trai 5 tuổi, cân nặng 20kg (ở Long An). Bé có bệnh sử sốt 4 ngày, ngày thứ 5 vào sốc và được đưa tới nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc sâu. Bé đã được bệnh viện địa phương truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP trong tình trạng sốc kéo dài, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan.

Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở máy, chọc dò dẫn lưu màng bụng giải áp, truyền máu và chế phẩm máu, điều trị hỗ trợ gan, điều chỉnh toan máu. Kết quả sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng của M. đã cải thiện dần và được cai máy thở.

Một bé gái 4 tuổi khác, cân nặng 22kg (bình thường ở lứa tuổi này khoảng 16-18kg), sống tại TP.HCM. Trẻ sốt cao liên tục trong 4 ngày đầu. Đến ngày thứ 5 em hết sốt nhưng ói ra dịch lợn cơn nâu, mệt, tay chân lạnh nên nhập viện địa phương trong tình trạng mạch nhẹ, khó bắt, huyết áp khó đo.

Nhiều trẻ béo phì mắc sốt xuất huyết bị biến chứng nặng - Ảnh 2.

Nhiều trẻ em mắc sốt xuất huyết phải nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng TP.

Tại Bệnh viện Nhi đồng TP, trẻ vẫn sốc sâu, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tiêu phân đen, được truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp. Tình trạng sốc kéo dài, tổn thương gan thận nặng, suy đa cơ quan. Bệnh nhi phải lọc máu liên tục 3 chu kỳ.

Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, chức năng gan thận trở về bình thường và cai được máy thở.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, tại Bệnh viện Nhi đồng TP hiện có hơn 100 trẻ sốt xuất huyết nhập viện điều trị, trong đó khoảng 15% là trẻ thừa cân, béo phì. Tỷ lệ này tương tự như những năm trước. Cùng kỳ năm ngoái, cơ sở này cũng điều trị 5 trẻ thừa cân sốc sốt xuất huyết.

Những trường hợp trẻ dư cân béo phì, khi cơ thể bị sốt xuất huyết Dengue tấn công sẽ có phản ứng nhiều hơn và mạnh hơn so với những trẻ bình thường khác. Một trong những phản ứng đó chính là trẻ dễ sốc, sốc nặng và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Quá trình điều trị sốt xuất huyết ở trẻ béo phì cũng khó khăn hơn so với trẻ có cân nặng bình thường hay trẻ suy dinh dưỡng. Khi bị sốt xuất huyết, trẻ sẽ thất thoát huyết tương nhiều dẫn tới tình trạng sốc. Trường hợp đã xảy ra sốc thì ngay cả trên những trẻ bình thường quá trình điều trị cũng rất khó khăn. Trong khi đó, trẻ bị dư cân sẽ dễ bị khó thở, suy hô hấp khiến cho quá trình điều trị sẽ càng khó khăn hơn.

Trước tình trạng hàng loạt trẻ nhập viện trong tình trạng sốc do mắc sốt xuất huyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi trẻ cẩn thận để có thể phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh. Khi trẻ sốt cao trên 2 ngày kèm với các dấu hiệu như quấy khóc; bứt rứt; đau bụng; chảy máu cam, răng, ói ra máu; tiêu phân đen; tay chân lạnh; bỏ ăn... thì không được chủ quan mà cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế kịp thời.

Hiện nay sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị cho nên biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả nhất đó chính là thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi kết hợp với ngủ mùng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top