Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều trẻ bị ốm do gia đình, nhà trường trông giữ trong phòng đóng kín

Chủ nhật, 15:18 01/03/2020 | Sống khỏe

Thông thoáng khí trong phòng ngủ và phòng học giúp trẻ khỏe hơn và thích nghi kịp thời với nhiệt độ môi trường xung quanh.

Bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè ở miền Bắc đang khắc nghiệt. Trong ngày có nắng ấm, về đêm trời chuyển lạnh, chênh lệch nhiệt độ rất cao khiến virus và vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ em.

Nhiều trẻ bị ốm do gia đình, nhà trường trông giữ trong phòng đóng kín, sử dụng nhiều máy điều hòa nhiệt độ.

"Không gian một lớp học có tới 40-50 trẻ và các thầy cô, chứa đầy các giọt bắn và các chất thải của cơ thể trong không khí nên sẽ gây bệnh nếu như ta không thay đổi mới không khí đó", bác sĩ Điển nói.

Nhiều trẻ bị ốm do gia đình, nhà trường trông giữ trong phòng đóng kín - Ảnh 1.

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tương tự, phòng kín trong gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ cũng không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Khi ấy nhiệt độ ngoài trời và trong nhà chênh lệch nhiều, cơ thể của trẻ không kịp thích nghi với thời tiết chuyển mùa thất thường, khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, máy điều hòa nhiệt độ chỉ giúp hút bụi và vi khuẩn trong phòng, không có tác dụng diệt, loại bỏ virus gây bệnh, thậm chí khiến virus sinh sôi thêm.

"Vì vậy để thông khí tốt nhất phụ huynh và thầy cô nên mở cửa phòng. Khi có không khí ngoài trời hút vào và đẩy ra, môi trường trong phòng luôn sạch sẽ, không bị virus lưu cữu", bác sĩ Điển nói.

Chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo bố mẹ, thầy cô không nên giữ trẻ ở trong môi trường kín liên tục khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Trẻ cần được chơi đùa ở những môi trường thoáng, sạch sẽ và hòa với thiên nhiên để cơ thể tạo ra các kháng thể mới.

Ngoài ra phụ huynh nên giữ gìn mũi họng của trẻ sạch sẽ, cho uống nước ấm, không đi tới những nơi đông người, có nguồn lây nhiễm để phòng bệnh. Trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ để tăng hiệu quả phòng bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đồng quan điểm và khuyến cáo phụ huynh chú ý môi trường xung quanh. Giúp trẻ quen với điều kiện thời tiết ngoài trời bằng việc mở cửa sổ cho nhà cửa thông thoáng, hoặc dùng các biện pháp lưu thông không khí khác để phòng bệnh cho trẻ. Phụ huynh nên theo dõi chặt tình trạng cơ thể trẻ để thay đổi trang phục phù hợp như bỏ bớt áo khi nóng, mặc thêm áo khi lạnh, tránh mặc quá dày hoặc quá mỏng, đeo khẩu trang, sử dụng khăn quàng cổ hoặc mũ phù hợp.

Theo Vnexpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 4 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top