Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí

Thứ năm, 15:57 19/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thời tiết bất thường và ô nhiễm không khí làm nhiều người đau ốm. Bác sĩ tư vấn cách tự bảo vệ mình thời điểm này, nhất là những người cao tuổi đang sống ở Hà Nội.

Ô nhiễm không khí và tác hại bệnh tật cho người già

Sau hơn 1 tuần hôn mê chồng bà N. T. A (Hà Nội) tỉnh dậy trong bệnh viện, khiến vợ và người thân òa khóc vì tưởng sẽ mất ông. Bà T.A chia sẻ, chồng bà làm tài xế xe ôm rong ruổi suốt trên đường nên hay bị viêm họng và thường tự mua thuốc kháng sinh uống. Hôm đó ông đang ngủ ông choàng tỉnh giấc vì nghẹt cứng họng… chỉ kịp lay vợ đưa đi cấp cứu và bất tỉnh.

Theo các bác sĩ, ông T có tiền sử hen, hay rong ruổi ngoài đường nhưng lại không đều đặn đeo khẩu trang. Trong khi thời tiết nhiều ngày nay hanh khô, lạnh và môi trường bị ô nhiễm không khí nặng nề (chỉ số chất lượng không khí liên tiếp ở mức 200 - 300 là mức nguy hại), khiến ông T. hít phải rất nhiều khí độc, phát bệnh trầm trọng và nếu không kịp cấp cứu có thể tử vong. 

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí  - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội năm 2019 lập nhiều kỷ lục. Ảnh: H.Q

Theo PGS - TS.BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), thời tiết thay đổi bất thường, ô nhiễm không khí rất độc hại, đặc biệt là nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên... khiến người cao tuổi bị ảnh hưởng sức khỏe, làm nặng thêm tình trạng của người có tiền sử mắc bệnh hen và bệnh tim. 

Ô nhiễm không khí gây bệnh tới tai mũi họng (viêm mũi họng dị ứng, hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi thường xuyên, ngứa họng, ho, khản tiếng, nói khó, đau rát họng…). Những người có bệnh lý hô hấp mạn tính (như phế quản, phế nang, tâm phế mạn, hen phế quản, viêm phế quản mạn, giảm chức năng phổi…) sẽ bị nặng ngực, ho nhiều về đêm giai đoạn đầu, sau đó ho liên tục cả ngày kèm theo khạc đờm… 

Người già rất nhạy cảm với bụi bẩn, và bụi mịn còn được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" thúc đẩy bệnh tật phát triển,

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí  - Ảnh 2.

Người già rất nhạy cảm với bụi vì là "sát thủ thầm lặng" gây đau ốm, bệnh tật. Ảnh minh họa.

Khuyến cáo người già tự bảo vệ mình trước nguy hại của thời tiết và ô nhiễm không khí

Để người già tự bảo vệ mình trong những ngày thời tiết bất thường, ô nhiễm không khí Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào khuyên người cao tuổi tự bảo vệ mình như sau:

- Khi trời lạnh giá, và những ngày ô nhiễm không khí ở mức nguy hại người dân cần tránh ra ngoài vào sáng sớm, đóng cửa sổ khi nhiều khói bụi và hạn chế ra ngoài, hạn chế ở ngoài trời lâu, nhất là người có tiền sử về bệnh hô hấp.

- Nếu ra ngoài cần luôn đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế lưu thông vào chỗ đường đông, hay bị ô nhiễm (như khu công nghiệp, đường cao tốc...). Chọn khẩu trang chống bụi loại có chỉ số KF80, 94 hoặc 99 (chỉ số càng cao càng lọc được nhiều bụi siêu mịn).

- Hạn chế đeo kính áp tròng bởi các hạt bụi có thể kẹt giữa con ngươi và mắt kính, dẫn tới hỏng giác mạc.

- Chăm rửa tay. Dùng nước sạch hoặc dung dịch nước muối để làm sạch mũi.

- Ăn uống cần bổ sung trái cây, rau quả giàu vitamin, chất khoáng, protein từ thịt, cá, trứng sữa... vào mâm cơm hàng ngày.

- Tăng cường uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày).

- Năng tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí  - Ảnh 3.

Người già năng tập thể dục để có sức khỏe tốt. Ảnh minh họa.

- Tăng cường giải độc cho da bằng cách: Vận động để toát mồ hôi nhiều hơn. Hoặc tắm hơi, tắm nước có muối magie sunphat loãng để kích thích tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả, bài tiết chất thải ra ngoài (người có bệnh lý thận, tim cần có tư vấn bác sĩ trước khi dùng cách này).

- Làm sạch da bằng nước ấm. Hạn chế dùng xà phòng tắm để tránh làm bít kín các lỗ chân lông.

- Tuyệt đối không hút thuốc trong nhà, phòng làm việc.

- Khi có bất kỳ dấu hiệu về tai mũi họng, da, phổi... cần gặp bác sĩ để được chữa trị ngay.

Tốt nhất nếu có điều kiện, người cao tuổi nên chọn sống ở nơi thoáng nhất có thể, hoặc có nhiều cây xanh càng tốt cũng góp phần bảo vệ cơ thể trước thời tiết giá lạnh và không khí ô nhiễm. 

4 nhóm bệnh (đột quỵ, tim mạch, hô hấp, ung thư phổi) luôn nằm top 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trên toàn thế giới suốt nhiều thập kỷ qua. Thế giới có 7 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

Theo Tổ chức WHO ước tính, có đến 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, đó cũng là nguyên nhân gây ra 25% các ca tử vong do đột quỵ não, bệnh lý tim mạch và 43% các ca tử vong do bệnh lý hô hấp.

Bệnh hô hấp đến từ nhiều nguyên nhân, như hút thuốc, nhiễm khuẩn, bẩm sinh và cả ô nhiễm không khí.

Ngọc Hà


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 12 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 16 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Top