Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng

GiadinhNet - 6 ngày qua, hầu hết các sinh viên ngoại tỉnh phải ở nguyên trong các khu phòng trọ tại Đà Nẵng để thực hiện lệnh cách ly xã hội tránh dịch COVID-19. Khác với những bỡ ngỡ trong lần cách ly trước, sinh viên đã chủ động thích nghi với việc sống trong những ngày “bất thường”.

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng - Ảnh 1.

Bình tĩnh vượt qua hoảng loạn 

Ngày 27/7, Trịnh Thị Kim Ngân, sinh viên năm thứ 4 (ngành Quản trị kinh doanh thương mại, Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cùng hàng vạn sinh viên đang theo học tại Đà Nẵng nhận được thông báo sẽ được nghỉ học và toàn thành phố sẽ cách ly xã hội từ 0h ngày 28/7.

Khác với lần cách ly xã hội trong đợt dịch trước, vượt qua hoảng loạn, Ngân và cô bạn cùng phòng trọ xác định sẽ ở lại Đà Nẵng trong đợt dịch này. Vì các em hiểu rằng Đà Nẵng là tâm dịch của cả nước. Nếu về quê, có thể mang vạ cho người thân và quê hương thì rất nguy hiểm.

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng - Ảnh 3.

Kim Ngân đang chuẩn bị bữa ăn trưa trong căn phòng trọ của mình. Những ngày cách ly, em ăn uống điều độ và khoa học hơn.

Phòng trọ của Ngân nằm tại Sơn Trà, Đà Nẵng. Cô sinh viên còn nhớ rất rõ khoảnh khắc đó: "Xóm trọ em gần như không còn ai ở lại. Em vừa đi làm thêm về đến phòng thì tất cả mọi người đã nháo nhào xách vali, ba lô, túi xách để về quê. Điện thoại em thì liên tục reo bởi bố mẹ, người thân gọi điện để hỏi han tình hình".

Nhà Ngân ở Kon Tum giục "bằng mọi cách con phải về", "tuyệt đối con không được ở lại". Nhưng em đã trấn an bố mẹ rằng "nếu đi tàu xe đông thì cũng sẽ rất nguy hiểm vì chưa biết ai bệnh ai không". Hơn nữa, thời điểm Ngân gọi điện thì tất cả các nhà xe về quê đều đã hết ghế.

Sau đúng 30 phút định thần, Ngân cùng cô bạn cùng phòng tức tốc chuẩn bị nhu yếu phẩm cho những ngày "bế quan tỏa cảng" tại căn phòng trọ 10m2 của mình. Mỳ tôm, trứng, sữa, lương khô, gạo và rau là những thứ phù hợp nhất với túi tiền sinh viên của các em trong những ngày cách ly vì COVID-19.

Tự bảo vệ mình giữa tâm dịch

Phạm Khánh Linh (sinh viên năm 3, Đại học Đà Nẵng, quê Nghệ An) những ngày này đều dành một tiếng đồng hồ để dọn dẹp phòng ở của mình. Việc lau dọn nhà cửa được Linh chia làm 3 ca mỗi ngày. Từ lau sàn bằng dung dịch sát khuẩn đến các tay nắm cửa theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Em chia sẻ: "Ngay từ khi có dịch, bố mẹ đã động viên em nếu lo được cho bản thân thì nên ở lại vì về quê sẽ không an toàn cho mọi người. Hơn nữa, em gọi xe muộn nên cũng không thể đặt được vé. Em đã khai báo y tế ngay ngày đầu tiên cách ly. Nếu mình lỡ có đến điểm nào có người dương tính với COVID-19 thì chắc chắn sẽ được liên hệ để xét nghiệm, điều trị".

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng - Ảnh 4.

Các lối đi, hành lang đều được các sinh viên dọn dẹp, vệ sinh kỹ để đảm bảo phòng dịch COVID-19 tốt nhất.

Gần 1 tuần qua, Zalo Bộ Y tế gần như đã trở thành người bạn quen thuộc với Linh và các bạn cùng ở lại trong dãy trọ. Tất cả các em đều thực hiện nghiêm chỉnh những điều được nhắc nhở. Cuộc sống trong những xóm trọ tại Đà Nẵng như xóm trọ tại Liên Chiểu của Linh những ngày này có nhiều điểm đặc biệt. Mọi người đều đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng. Hành lang được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ hơn thường lệ. Mọi giao tiếp hầu hết đều bằng cử chỉ và tin nhắn điện thoại.

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng - Ảnh 5.

Bữa cơm ngày cách ly của các sinh viên thịnh soạn hơn mọi khi để đảm bảo sức khỏe phòng dịch COVID-19.

Với Linh thì mọi thứ đã trở nên quen hơn vì lần cách ly trước em cũng ở lại Đà Nẵng mà không về quê: "Đợt cách ly này em không còn nhiều bỡ ngỡ vì đã quen với nhịp sống không đi đâu ra khỏi phòng. May mắn là đồ quê mẹ gửi vẫn còn nên em ít phải mua thêm đồ ăn dự trữ. Trong xóm trọ mọi người cũng rất san sẻ với nhau, ai thiếu mắm, thiếu gạo là hàng xóm sẵn sàng ứng cứu vì các tiệm tạp hóa gần nhà đã đóng cửa hết".

"Bình tâm và sẵn sàng để chiến thắng dịch bệnh!"

Đó là thông điệp mà em Lê Thị Phương Thảo (sinh viên năm 3, trường Đại học Kinh tế, quê ở Đắc Lắk) luôn tâm niệm trong suốt những ngày cách ly tại xóm trọ ở phường Tôn Thất Thiệp, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vừa qua. Với Phương Thảo thì kỳ cách ly này cũng không quá tệ. Em coi đó là một trải nghiệm cần có của tuổi trẻ.

Phương Thảo bắt đầu ngày mới của mình vào lúc 5h sáng, sớm hơn thông lệ mọi ngày. Với Thảo, việc tập thể dục này vừa giúp em tăng sức đề kháng, vừa có thể "giảm béo ngoạn mục". Năm sau cũng là năm học thứ ba trên giảng đường đại học của em nên thời gian này cũng là quãng thời gian quý báu để em tích lũy thêm kiến thức và các kỹ năng mềm.

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng - Ảnh 6.

Thảo đang tranh thủ ôn lại bài trong những giờ rảnh rỗi, đặc biệt em tranh thủ học thêm các kiến thức mới dành cho môn Tiếng Anh.

Dù đang ở một mình nhưng thực đơn thường ngày của cô sinh viên xóm trọ đầy đủ và thịnh soạn hơn mọi khi, bữa ăn đầy đủ trứng, rau, thịt để đảm bảo sức khỏe chống COVID-19. Thảo cho biết: "Chúng em tuy ở trọ, ngột ngạt hơn vì không được ra ngoài nhưng vẫn sướng hơn các bạn phải đi cách ly hoặc các bạn ở trong ký túc xá vì bình thường các bạn không nấu nướng ở phòng nên khi cách ly, hàng quán không mở sẽ rất bất tiện". Cứ thế, nhiều món ăn mới lạ được ra đời, nhiều bài thể dục khó đã được Thảo chinh phục, cuộc sống "bất thường cũ" nhưng lại có nhiều thú vị mới.

Cả ba em những ngày thường đều là phục vụ, làm thêm trong các tiệm bán đồ ăn nhanh, nhà hàng. Những ngày cách ly, mất việc, các em được hỗ trợ thêm thực phẩm thiết yếu như trứng, mỳ gói và sữa. Cô chủ nhà trọ của Ngân và Linh đều bớt phần lẻ số tiền phòng trọ trong những tháng này cho hai em. Còn Thảo thì được bớt hẳn cả tiền điện nước và số lẻ tiền trọ. Tháng này, trung bình mỗi em chỉ cần đóng 1 triệu tiền trọ. Số dư từ tiền bố mẹ gửi và tiền làm thêm coi như cũng tạm đủ.

Ít ai biết rằng cả Phương Thảo, Khánh Linh và Kim Ngân đều đã sẵn sàng lên đường tiếp ứng tình nguyện nếu thành phố cần bởi với các em "sống giữa tâm dịch không chỉ cần bình tâm mà còn cần cả sự sẵn sàng". Chắc hẳn, dù không dám nói ra vì sợ gia đình lo lắng nhưng đó cũng là một phần lý do khiến các em ở lại Đà Nẵng.

Nhịp sống “bất thường” trong những căn trọ của sinh viên ngoại tỉnh giữa tâm dịch Đà Nẵng - Ảnh 7.

Nhiều điểm phát hàng cứu trợ cho sinh viên Đà Nẵng đã được mở trong suốt đợt cách ly để đảm bảo nhu yếu phẩm cho sinh hoạt hàng ngày. Trưa ngày 4/8, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã trao 600 suất ăn miễn phí, cả trà chanh, mì tôm, gạo, sữa, trứng cho các sinh viên tại vùng dịch.

Trong những ngày vừa qua, gần 7.000 sinh viên tại Đà Nẵng đã đăng ký tham gia vào công tác tình nguyện tại địa bàn, gần 300 sinh viên đã vào việc. Đà Nẵng những ngày này có nhiều lắm những lo lắng nhưng cũng lắm những điều đẹp đẽ. Những sinh viên ngoại tỉnh, những người dân đang sống giữa tâm dịch Đà Nẵng dù làm việc gì với vai trò nào thì cũng xứng đáng là những người chiến binh thầm lặng trong cuộc chiến chung của cả nước ta.

Huy Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 24 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 54 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 4 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Top