Những ai dễ bị tai biến mạch máu não?
GiadinhNet - Theo BS Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Nội thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ, bệnh tai biến mạch máu não ngày càng có xu hướng trẻ hóa, gặp nhiều ở lứa tuổi 30 - 40. Người có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, béo phì, bệnh van tim, người hút thuốc lá nhiều, uống nhiều rượu bia, ít vận động, stress, mất ngủ kéo dài... là các đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm này!
Nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não
Tai biến mạch máu não còn gọi là bệnh đột quỵ não, là bệnh cấp cứu nội khoa nguy hiểm thường gặp. Bệnh biểu hiện dưới 2 thể chính là xuất huyết não và nhồi máu não (còn gọi là nhũn não). Những dấu hiệu để nhận biết đột quỵ não: Bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng như: Đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, cứng cổ. Mặt có biểu hiện méo miệng, cảm giác tê hoặc liệt 1/2 mặt. Tay tê mỏi một bên hoặc cử động vụng về, các thao tác không chính xác, cầm đồ rơi rớt. Chân có cảm giác tê bì, nặng chân hoặc nhấc dép khó. Đi khó hay liệt chi hoặc liệt nửa người. Lời nói khó, ngọng hoặc mất ngôn ngữ. Biểu hiện toàn thân là tri giác lơ mơ; nặng có thể hôn mê, yếu hoặc liệt nửa người, tiêu tiểu không tự chủ.
BS Lê Thị Thu Hương cho biết, bệnh tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não cả 2 thể. Ngoài ra, còn một số nguy cơ khác như: Bệnh đái tháo đường, xơ vữa mạch máu não, rối loạn mỡ máu, béo phì; những người có tiền sử gia đình có cha, mẹ bị tai biến mạch máu não; các bệnh lý tim mạch như hẹp van 2 lá, bệnh lý mạch vành, các dị dạng mạch máu bẩm sinh, hay các bất thường về rối loạn đông máu. Đột quỵ não ảnh hưởng sức khỏe như: Gây liệt nửa người hay toàn thân, tàn phế mất sức lao động, biến chứng loét mông do nằm liệt một chỗ, mất các chức năng ngôn ngữ, mất phản xạ nhai nuốt; nặng thì hôn mê, tử vong.
Ba giờ vàng để giữ được tính mạng
Theo BS Lê Thị Thu Hương, thời gian vàng cho điều trị đột quỵ não từ lúc phát bệnh đến BV là 3 giờ. Khoa Nội thần kinh (BV Đa khoa TP Cần Thơ) tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ não trung bình từ 10 - 15 ca/ngày, tùy mức độ. Lượng bệnh nhân đột quỵ não nằm điều trị chiếm khoảng 20-30% tổng bệnh nhân của Khoa.
Hiện nay, Khoa điều trị thành công nhiều ca bệnh đột quỵ từ trung bình đến nặng, giữ lại mạng sống cho bệnh nhân. Một số ca nặng để lại di chứng yếu liệt nửa người, các bác sĩ nội thần kinh kết hợp với Đông y và vật lý trị liệu, giúp phục hồi chức năng để người bệnh trở về với cuộc sống bình thường. Thời gian bệnh nhân nằm viện trung bình từ 10 -14 ngày, trường hợp nặng có khi cả tháng trở lên. Do đó, chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não rất khó khăn, đòi hỏi điều dưỡng Khoa phải tận tụy, kiên nhẫn, chu toàn mọi việc. Điều dưỡng phải bơm súp, sữa cho bệnh nhân ngày 4 - 6 lần, chăm sóc vết loét mông do nằm lâu, đặt sond tiểu, xoay trở bệnh nhân, vỗ lưng, tập vận động... Khả năng phục hồi tùy từng trường hợp. Đối với cơn thiếu máu não thoáng qua, có thể phục hồi sau 24 giờ; trường hợp nhẹ không có các bệnh lý khác đi kèm như: Tiểu đường, nghiện rượu, viêm phổi... sau 4 tuần có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn; trường hợp nặng khoảng 6 tháng. Gia đình có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh, đòi hỏi sự chu đáo, vệ sinh cá nhân tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống thuốc đúng đủ và hỗ trợ tập luyện, giúp người bệnh mau phục hồi.
BS Lê Thị Thu Hương khuyến cáo, việc phòng bệnh tai biến trong cộng đồng là cần thiết và quan trọng. Mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 - 2 lần trong năm. Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: Huyết áp, tiểu đường, thừa cân, béo phì. Nếu mắc các bệnh lý tim mạch nên khám định kỳ và tuân thủ điều trị. Đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục đi bộ, đạp xe; hạn chế rượu, bia; bỏ thuốc lá; không ăn quá mặn; bớt tinh bột, đường, chất béo động vật.
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
- Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.
- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.
- Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
- Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.
- Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Không uống quá nhiều rượu.
- Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
- Chống béo phì tăng cân.
Khi chăm sóc người bệnh cần chú ý:
- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
4Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: Đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
- Đau khớp vai bên bị liệt: Khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.
BS Trung Anh (Viện Lão khoa Trung ương)
Thu Sương
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.