Những ai không nên giác hơi, cần tránh điều gì?
Liệu pháp giác hơi đã có những bước tiến mới, phạm vi điều trị ngày càng được mở rộng, trở thành một liệu pháp quan trọng trong châm cứu.
Ngày nay, do các phương pháp không ngừng được cải tiến, liệu pháp giác hơi đã có những bước tiến mới, phạm vi điều trị ngày càng được mở rộng, trở thành một liệu pháp quan trọng trong châm cứu.
Lợi ích của giác hơi
Tăng cường khả năng miễn dịch
Trong quá trình giác hơi, da sẽ được kích thích ở một mức độ nhất định, lúc này các mao mạch dưới da sẽ giãn nở, quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất được đẩy nhanh, các độc tố và chất thải trong cơ thể được bài tiết ra ngoài nhiều hơn, khả năng miễn dịch sẽ được tăng cường.

Ảnh minh họa.
Làm đẹp
Vì giác hơi có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu để các chất độc trong cơ thể kịp thời thải ra ngoài, sau một thời gian bạn sẽ thấy làn da của mình ngày càng mịn màng hơn, vì vậy giác hơi cũng có thể phát huy tác dụng trong việc làm đẹp.
Giảm cân
Vì tốc độ tuần hoàn máu sẽ được đẩy nhanh trong quá trình giác hơi, đồng thời tốc độ nhu động đường tiêu hóa cũng được cải thiện nên khả năng tiêu hóa và hấp thụ cũng được đẩy nhanh, hàm lượng chất béo trong cơ thể cũng giảm nên giác hơi cũng có thể đóng một vai trò trong việc giảm cân.
Giảm đau
Ví dụ, khi bạn bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ hoặc đau ở các bộ phận khác trên cơ thể, bạn cũng có thể thử giác hơi, không chỉ có thể giảm đau mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh.
Trong lúc giác hơi máu ứ ở lưng có phải là thải độc không?
Sau khi giác hơi, hiện tượng ứ máu ở lưng chỉ là hiện tượng xung huyết tạm thời do các mao mạch dưới da bị vỡ dưới sức hút của bình giác hơi. Điều này không liên quan gì đến độc tố mà chủ yếu là do độ dày của da.

Ảnh minh họa.
Cần lưu ý gì khi giác hơi?
Giác hơi trong tối đa 10 phút
Do cấu trúc da và độ dày của da của mỗi người là khác nhau nên khả năng chịu áp suất âm cũng khác nhau, nói chung thời gian giác hơi nên khống chế trong vòng 5-10 phút, để thuận tiện cho việc quan sát sự thay đổi của da, tốt nhất sử dụng hũ thủy tinh, thay cho hũ cao su, hũ tre.
Vị trí giác hơi rất quan trọng
Nói chung, giác hơi chủ yếu được thực hiện ở lưng dưới, nhưng giác hơi không được khuyến khích cho bụng, mặt và những nơi khác mà cơ bắp không dày và có khoang nội tạng, đặc biệt là vùng bụng rất dễ bị tắc ruột và lồng ruột.
Không tắm ngay sau khi giác hơi
Nhiều người tắm ngay sau khi giác hơi vì nghĩ rằng điều này có thể làm sạch các chất độc ra khỏi cơ thể. Thực tế, điều này sẽ gây tổn thương thứ cấp cho da, rất bất lợi cho sức khỏe.
Vì bản thân giác hơi có hại cho da nên sau khi giác hơi da sẽ trở nên nhạy cảm và mỏng manh hơn, nếu bạn đi tắm vào thời điểm này rất có thể khiến da bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông trên cơ thể và có thể dễ dàng dẫn đến cảm lạnh.

Ảnh minh họa.
Làm tốt công tác giữ ấm sau khi giác hơi
Bởi vì sau khi giác hơi, cơ thể con người sẽ tương đối yếu ớt, lỗ chân lông trên toàn cơ thể cũng ở trạng thái mở, nếu lúc này không chú ý giữ ấm, để phong hàn tà xâm nhập cơ thể, chẳng những sẽ không phục hồi sức khỏe cho cơ thể mà còn có thể khiến cơ thể không khỏe mạnh, bệnh nặng thêm, mắc chứng phong hàn.
Vì vậy, sau khi giác hơi tốt nhất không nên ra ngoài, không bật điều hòa ngay lập tức, nên mặc quần áo dài, quần dài.
Ai không nên giác hơi?
Nếu da bị dị ứng, loét, phù nề và mạch máu lớn thì không thích hợp để giác hơi.
Cơ thể quá yếu, dương khí trong cơ thể không đủ, nếu thực hiện giác hơi sẽ dẫn đến dương khí càng không đủ, càng phá hủy sự cân bằng âm dương của bản thân.
Những bệnh nhân mắc các bệnh tiềm ẩn về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi, áp xe phổi, giãn phế quản,… không thích hợp để giác hơi. Viêm phổi thường đi kèm với tổn thương phế nang hoặc ứ đọng dịch trong phổi. Nếu dùng giác hơi để chữa cảm lạnh sẽ gây ra sự thay đổi mạnh áp suất trong khoang ngực, khiến các bóng khí trên bề mặt phổi bị vỡ, tràn khí màng phổi tự phát.

Chỉ sau cơn đau âm ỉ, người đàn ông tuyệt vọng vì bị "mất dần xương" và sự thật sau 3 năm đi tìm "thủ phạm"
Bệnh thường gặp - 10 giờ trước"Chưa ca nào làm mình trăn trở như ca bệnh đặc biệt này!...".

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, tim bị suy yếu chỉ còn là thời gian
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 19 giờ trướcTay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'
Sống khỏe - 21 giờ trướcSốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏeGĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...