Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bà mẹ có con trai nên biết điều này để tránh ân hận về sau

Thứ ba, 10:13 25/12/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Lâu nay, nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng chỉ có con gái mới cần phải chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh “vùng kín”, còn con trai thì không cần hoặc có vệ sinh cũng làm qua loa cho xong chuyện. Tuy nhiên, những con số về sự bất thường bộ phận sinh dục của những trẻ em trai sẽ khiến nhiều ông bố, bà mẹ phải... giật mình.

Nhiều trẻ gặp bất thường về bộ phận sinh dục

Bé Thanh Tùng (4 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được bố mẹ đưa đến bệnh viện đăng ký phẫu thuật can thiệp về bất thường ở bộ phận sinh dục. Bé bị ẩn tinh hoàn bẩm sinh nhưng bố mẹ không hề hay biết.

Mãi đến khi học Mầm non, bé Thanh Tùng mới được phát hiện trong chương trình sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục do Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm (Nay thuộc Trung tâm Y tế đa chức năng quận) phối hợp với các bác sĩ của Trung tâm Nam học (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) thực hiện.

Theo các bác sĩ, ẩn tinh hoàn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để càng để lâu, nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao, có thể dẫn đến ung thư, vô sinh. Đây chỉ là một trong số rất nhiều bất thường bộ phận sinh dục của trẻ được khám và phát hiện trong đợt sàng lọc này.

Bà Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế đa chức năng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, trong quá trình khám sàng lọc, các bác sĩ đã phát hiện ra nhiều trẻ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, thậm chí có những trẻ đã ở mức độ nặng. Bên cạnh đó, phát hiện rất nhiều dấu hiệu bất thường ở “vùng kín” của trẻ, tuy nhiên, điều đáng nói, nhiều bố mẹ có con bị phát hiện “không bình thường” lại không hề biết tình trạng của con mình.


Bố mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc “vùng kín” của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa

Bố mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc “vùng kín” của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa

Theo bà Trương Thị Kim Hoa, từ đầu năm 2016, trên địa bàn quận đã triển khai việc khám sàng lọc phát hiện các bất thường bộ phận sinh dục ở trẻ trai tuổi đầu đời tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận.

Những bất thường bộ phận sinh dục thường gặp của bé trai gồm các vấn đề liên quan đến bao quy đầu (dính, hẹp bao quy đầu, dài da bao quy đầu), tinh hoàn (tinh hoàn ẩn, tràn dịch tinh hoàn, tinh hoàn di động...) thoát vị bẹn, lún dương vật, lệch lỗ tiểu, vách ngăn niệu đạo...

Theo báo cáo chưa đầy đủ trong năm 2018, đã có 3.189 trẻ trai từ 3 – 5 tuổi tại 41 trường Mầm non, Mẫu giáo, Nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được khám sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục. Kết quả cho thấy, có 54,8% trẻ (tương đương 1.748 trẻ) bình thường; 45,2% (1.441 trẻ) trường hợp còn lại có vấn đề về bao quy đầu, tinh hoàn, lệch lỗ tiểu...

Trong số 1.441 trẻ có kết quả bất thường, có 331 trẻ có kết quả dính bao quy đầu (những trường hợp này chỉ cần sự hỗ trợ từ phía gia đình trong việc vệ sinh hàng ngày, không cần tới các can thiệp chuyên khoa), 1.110 trẻ có kết quả nghi ngờ được tư vấn đưa trẻ đi khám chuyên khoa, quyết định các biện pháp hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ và thực hiện thủ thuật theo yêu cầu.

Một số vấn đề thường gặp ở bộ phận sinh dục của bé trai

Viêm dính bao quy đầu: là tình trạng bao quy đầu của trẻ em dính một phần hay hoàn toàn vào quy đầu dương vật do cặn nước tiểu gây nên. Hậu quả của bệnh là gây chít hẹp bao quy đầu tạm thời hay vĩnh viễn nếu không được xử trí.

Tinh hoàn ẩn: Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai. Phương pháp điều trị được chấp nhận nhiều nhất là phẫu thuật hạ tinh hoàn.

Lệch lỗ tiểu: Lỗ tiểu lệch thường là thấp bệnh bẩm sinh hay gặp ở trẻ trai. Vị trí của lỗ tiểu không đổ ra ở đỉnh của quy đầu mà lệch thấp xuống ở thân dương vật hay ở bìu. Thân dương vật ngắn và cong. Bao quy đầu bị thiếu không thể che phủ hoàn toàn quy đầu.

Thoát vị bẹn: là loại thoát vị qua lỗ bẹn sâu, bên cạnh động mạch thượng vị. Nguyên nhân là do ống phúc tinh mạc không được đóng kín. Hầu hết thoát vị bẹn ở trẻ em thuộc về loại này. Khối thoát vị sa xuống thông qua ống bẹn hướng về phía bìu.

Theo thống kê, các bệnh liên quan đến bất thường ở bộ phận sinh dục ở trẻ em trai như: dính bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lệch lỗ tiểu, thoát vị bẹn… ngày càng nhiều. Do đó, bố mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc “vùng kín” của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó, can thiệp sớm cho trẻ, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách cho trẻ

- Vệ sinh bao quy đầu: Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.

- Lộn bao quy đầu: Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được? Điều này tùy thuộc mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Điều này là bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.

- Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn: Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hằng ngày.

(Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ)

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 22 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 23 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top