Những bí ẩn ở làng quê tôn chó đá làm thành hoàng (1): Lời nguyền huyết ngải
GiadinhNet - Ở miền Bắc, tục “nuôi” chó đá khá phổ biến ở các làng quê. Tuy nhiên, tôn chó đá làm thành hoàng làng và được phụng thờ như một vị “thánh” tối linh thì chỉ duy nhất làng Địch Vỹ, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Mâm lễ mà thủ từ Chu Bá Đàm soạn sửa để lễ quan lớn Hoàng Thạch.
Ảnh: T.G. |
Thờ chó đá để “trấn yểm” thế đất (?!)
Nhìn từ trên cao, làng Phương Đình tựa như một chiếc cung bị gãy đôi, nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng hoa màu xanh bát ngát, cạnh con sông Hồng bên phải tựa như chiếc dây cung bị chùng dây. Các cụ đồ Nho trong làng lại cho rằng, Phương Đình mang hình chữ “Lực” bằng tiếng Hán viết cách điệu. Chính vì vậy, thế đất ở đây rất “khỏe” và “nghịch” (“Lực” có nghĩa khỏe, mạnh, nghịch). Và để “thuần hóa” mảnh đất này, người xưa đã phải dùng tới một “đàn” chó đá. Chó đá ở đây không phải chôn trước cổng đình hay chùa để canh cổng hoặc trừ tà, cầu phúc, mà được tôn thờ như một vị thành hoàng, đặt ở vị trí trung tâm nhất của làng. Cũng có người cho rằng, quan lớn Hoàng Thạch ở làng không mang nghĩa “trấn”, “yểm” mà gắn liền với một lời nguyền huyết ngải bắt nguồn từ một câu chuyện tương tự như “Sự tích Trầu Cau”.
Chúng tôi tìm về Phương Đình khi trời chiều đã xế nắng. Làng quê thuần nông vốn dĩ đã thưa vắng nay lại càng thưa vắng hơn. Theo chỉ dẫn của một số người dân, chúng tôi đi thẳng đến đình làng Phương Đình nằm ngay giữa thôn Địch Vỹ, bên cạnh cây đa cổ thụ 500 năm tuổi và ngôi chùa đã tồn tại ngót nghét 600 năm. Đây là ngôi đình thờ Linh Lang Đại Vương, tức Hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thánh Tông thời nhà Lý. Trong đình, bài vị của quan lớn Hoàng Thạch được tôn thờ trang trọng trên ngai sơn son thiếp vàng với 4 chữ Hán: Hạ Giới Đại Vương. Bài vị đặt bên cánh trái bài vị Linh Lang Đại Vương và Mãnh Tướng Đại Vương.
Ông Chu Bá Đàm (70 tuổi), thủ từ đình Phương Đình cho biết: “Trước đây, tượng đá quan lớn Hoàng Thạch được thờ trong gian hậu cung của đình. Tuy nhiên, sau khi trùng tu và tôn tạo lại đình, các cụ trong ban khánh tiết đã làm lễ xin rước ngài ra ngoài thờ cho đúng tục lệ của cha ông. Bệ thờ của ngài vốn khi xưa là một gò đất cao nằm trong khuôn viên của chùa Phúc Khánh và khi làm bệ này dân làng chăm chút rất kỳ công như làm đình vậy”.
Dẫn chúng tôi đến bên bệ thờ quan lớn Hoàng Thạch, ông Đàm đặt mâm lễ với đầy đủ: 5 quả trứng vịt sống, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 gói bim bim, 1 cút rượu, nửa chai nước, 1 đĩa dưa chuột, hương và vàng mã, rồi thận trọng đốt ba nén hương chắp tay thành kính khấn vái. Khi đã thực hiện xong các nghi thức cần thiết, ông Đàm hướng về chúng tôi phân trần: “Bất kỳ ai đến đây chiêm bái hoặc tìm hiểu thông tin về ngài (quan lớn Hoàng Thạch) nhất là khách phương xa tôi đều phải thực hiện các nghi lễ ấy. Đó là tục lệ từ bao đời nay và cũng là để xin phép ngài giúp công việc được thuận buồm xuôi gió”.
Chuyện cách đây hơn 400 năm
Tượng quan lớn Hoàng Thạch đặt ở chính giữa bệ thờ, cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, tai cụp, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi thè ra che hàm răng dưới. Xung quanh là tượng 13 con chó có kích cỡ không đồng đều. Con nhỏ cao khoảng 15cm, con lớn nhỉnh hơn 30cm, tư thế rất linh động. Tất cả tượng đều được tạc bằng loại đá xanh đen, loại đá khá phổ biến ở vùng núi Ba Vì. Những nét tạc dù rất thô sơ nhưng hình dáng của quan lớn Hoàng Thạch và những con chó đá nhỏ vẫn hiện lên sống động.
Riêng hướng nhìn của quan lớn Hoàng Thạch hiện nay ở làng này vẫn còn tồn tại hai quan điểm khác nhau. Có người cho rằng, mắt quan lớn Hoàng Thạch hướng thẳng sang làng Hát Môn cách Phương Đình khoảng 4km, nằm men theo con sông Hồng thuở trước. Dân làng ở đây cho rằng, tất cả những nhà nằm chắn hoặc che khuất tầm mắt của ngài đều sẽ gặp vận rủi. Vì vậy, ai có phần đất nằm ngang lối ấy khi xây nhà đều gắng xây tránh ra. Đó cũng là lý do bệ thờ quan lớn Hoàng Thạch hiện tại nằm ngay ngã ba của trục chính đường liên thôn.
Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng, nếu đứng ngay vị trí đặt tượng quan lớn Hoàng Thạch nhìn ra thì hướng mắt của quan nhìn thẳng về phía Tây Bắc, hướng núi Ba Vì bởi đó là nơi khai sinh ra ngài. Trong hai quan điểm đó, dân làng Phương Đình, nhất là các cụ cao niên vẫn thuận theo quan điểm thứ nhất nhiều hơn. Bởi nó được lý giải bằng một câu chuyện lịch sử có gốc tích rõ ràng và đã được truyền miệng qua rất nhiều thế hệ.
Lần dở cuốn sổ ghi chép đã cũ, ông Đàm kể: “Cách đây hơn 400 năm, có hai anh em ở Hát Môn, người anh là một vị quan trong triều đình, ở nhà chỉ còn em trai với chị dâu. Căn buồng của chị dâu và em trai được ngăn với nhau bằng một vách đất và có một lỗ thủng to bằng nắm tay. Đêm đêm, khi ngủ, người em thường thò tay qua bức vách đặt lên bụng chị dâu vì sợ chị ngoại tình.
Thế nhưng, vài tháng sau, khi vị quan kia về thì thấy vợ mình có chửa, nghi em trai dan díu với chị dâu, trong lúc nóng giận, vị quan đã sai người giết chết em trai cho hả giận. Thậm chí, ông còn mắng em là đồ “chó má”. Sau khi chết oan, người em về báo mộng cho dân làng nỗi khổ của mình và mong người dân dựng cho mình một bức tượng. Bức tượng ấy sau khi hoàn thành thì được thả xuôi theo dòng sông.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 44 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 53 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.