Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau khi sinh con

Thứ sáu, 10:51 29/09/2023 | Mẹ và bé

Phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe sau sinh. Nếu không nhận biết và khắc phục kịp thời, những vấn đề tưởng chừng như nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khôn lường.

Theo Cẩm nang lần đầu làm mẹ và nuôi con, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, thời kỳ hậu sản (sau sinh) kéo dài 42 ngày (6 tuần). Đây là một thời gian đặc biệt giúp cho cơ thể bà mẹ hồi phục lại sau khi mang thai và sinh nở, đồng thời tình cảm của hai mẹ con sẽ hình thành và phát triển trong giai đoạn này.

Co hồi của tử cung

Tử cung sẽ co bóp để thu nhỏ về kích thước ban đầu sau khi đã to lên gấp 10 lần lúc chuyển dạ. Khi tử cung co bóp sẽ gây ra những cơn đau sau sinh.

Các cơn co thắt tử cung có thể kéo dài trong vài ngày sau sinh thậm chí 1 tuần. Những cơn co thắt này – thường giống như chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Chúng giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều bằng cách nén các mạch máu trong tử cung để co về kích thước bình thường. Những cơn đau sẽ có xu hướng mạnh hơn khi bé bú mẹ do oxytocin được giải phóng kích thích tử cung co bóp hay khi mẹ phải vận động nhiều.

Ở đa phần phụ nữ, cơn đau này bình thường nhưng có nhiều phụ nữ, cơn đau dữ dội hơn. Trong trường hợp đó, bạn có thể sử dụng một túi chườm ấm (hoặc sử dụng túi chườm bằng gừng, muối, ngải cứu) để làm giảm cơn đau do co tử cung. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự tham khảo của bác sĩ về loại thuốc được dùng trong thời gian cho con bú.

Những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau khi sinh con - Ảnh 2.

Những vấn đề gặp phải sau sinh của người mẹ có thể dễ dàng giải quyết được.

Việc cho con bú sẽ thúc đẩy các cơn co thắt của tử cung, gây đau hơn nhưng lại giúp tử cung hồi phục nhanh hơn nên không cần phải lo lắng. Vận động sau khi sinh sẽ có tác dụng làm cho tử cung co bóp. Đôi khi bạn sẽ được các bác sĩ cho thuốc co hồi tử cung

Sản dịch

Ngay sau khi sinh con, dù là sinh thường hay sinh mổ, sẽ xuất hiện sản dịch. Màu của sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu đỏ nâu kéo dài trong 1 tuần, sau đó sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng đục vào khoảng 10 ngày sau. Tình trạng sản dịch sau sinh thường kéo dài từ 2-4 tuần. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Sản dịch sau sinh mổ thường ít hơn so với sinh thường.

3 ngày đầu sau sinh, sản dịch gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm. 4-8 ngày sau sinh, sản dịch sẽ trở nên loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn. 9 ngày sau sinh thì sản dịch không có màu, chỉ là dịch vàng trong hoặc màu trắng đục. Sản phụ sinh con so hoặc cho con bú thì sản dịch sẽ nhanh hết hơn do việc co hồi của tử cung nhanh hơn.

Nếu sản phụ hoạt động quá nhiều hoặc quá sớm, làm việc quá sức, sản dịch có thể sẽ lại xuất hiện. Sản dịch bình thường sẽ không có mùi hôi, chỉ có mùi tanh nhẹ, thường kéo dài khoảng 20 ngày, một số ít sản phụ có thể kéo dài từ 40-45 ngày và lượng cũng sẽ giảm đi rõ rệt. Sản dịch sẽ chuyển màu từ đỏ tươi rồi dần dần chuyển sang vàng trong. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ sau sinh có dấu hiệu bất thường về sản dịch, đặc biệt là hiện tượng bế sản dịch sau sinh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vết thương chổ cắt tầng sinh môn

Trong quá trình sinh, bác sĩ có thể chỉ định cắt tầng sinh môn ở vị trí 6 giờ hoặc 7 giờ, căn cứ vào độ lớn của đầu thai nhi và tình trạng lúc đó. Đường cắt này sẽ được khâu lại sau khi sinh, có sử dụng thuốc tê nên mẹ không có cảm giác đau và đa số dùng chỉ tự tiêu nên mẹ không phải lo cắt chỉ. Vết đau sẽ mất đi sau khoảng 1 tuần và cảm giác co kéo thì sẽ mất sau khoảng 1 tháng. Bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tầng sinh môn, theo dõi sản dịch, thay băng vệ sinh hàng ngày, uống thuốc kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ để dự phòng nhiễm trùng.

Các vấn đề thường gặp khác

Sốt

Trong khoảng 10 ngày sau sinh, nếu có tình trạng sốt cao trên 38 độ C kéo dài 2 ngày trở lên thì bạn có thể bị nhiễm trùng bên trong tử cung hay âm đạo. Bạn cần báo bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Rụng tóc

Chị em trong thời gian mang thai và đặc biệt sau khi sinh con, tóc bị rụng là điều thường xảy ra. Nhiều chị em có thể hốt hoảng vì lượng tóc rụng trong thời gian này. Bởi nồng độ estrogen giảm mạnh sau sinh, khiến tóc bạn rụng nhiều, hoặc khiến tóc xơ xác hơn rất nhiều so với trước đây.

Các vấn đề về ngực

Sau khi sinh con khoảng 2-3 ngày, ngực của bạn bắt đầu cương đau và cứng hơn, sốt nhẹ 38-38,5 độ C, điều này mang đến cảm giác khó chịu, nhói đau. Giải pháp tốt nhất dành cho bạn là cho em bé bú. Ngực bạn sẽ không ngừng sản xuất sữa để cung cấp nuôi em bé trong thời gian này. Nếu bạn không cho bé bú, sữa ngày càng nhiều dẫn đến cương ngực, đau và khó chịu. Các cơn đau này sẽ diễn ra từ 3-5 ngày, khi tuyến sữa của bạn bắt đầu ổn định về quá trình sản sinh sữa, bạn sẽ bớt khó chịu.

Viêm tuyến sữa: Sữa đọng lại trong tuyến sữa từ đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Bầu ngực trở nên cứng có khi kèm theo cơn đau dữ dội hay phát sốt. Bạn nên đi khám sớm để được điều trị

Tắc ống dẫn sữa: Kiểm tra bằng cách nắm vào gốc của đầu vú bằng ngón cái và ngón trỏ mà sữa mẹ bắn ra thành nhiều tia sữa là không bị tắc, nếu chỉ bắn ra có vài tia hay thấy đau thì có khả năng ống dẫn sữa đang bị tắc

Nứt đầu vú: do em bé khi bú chỉ ngậm vào đầu vú, hoặc ngậm quá lâu. Hãy cho bé ngậm sâu vào quầng vú, mỗi lần cho bú khoảng 5-10 phút sau đó đổi bên

Da xấu đi: Sinh nở cũng kéo theo sự thay đổi về làn da của chị em. Làn da của bạn có thể sẫm màu, xuất hiện nám, có mụn trứng cá và dễ bị tổn thương nặng nề nếu tiếp xúc với ánh mặt trời mà không được bảo vệ.

Cảm xúc thay đổi: Trong những tuần đầu sau sinh, cảm xúc của phụ nữ rất mong manh, nhạy cảm. Nhiều nghiên cứu ước tính rằng có tới 80% bà mẹ khóc và cáu kỉnh nhiều hơn. Đó là điều dễ hiểu - cơ thể, em bé, cuộc sống của bạn phải trải qua những thay đổi nhanh chóng. Đối với hầu hết phụ nữ, cảm giác này giảm đi đáng kể sau 10 ngày. Đừng ngại ngần chia sẻ và nhờ sự trợ giúp từ chồng và các thành viên trong gia đình trong việc chăm sóc con. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ sớm trở lại bình thường.

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 5 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top