Những cách “sạc pin” trước ngày thi
GiadinhNet - Ngày 4/7, đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ sẽ diễn ra. Trước ngày thi, một số thí sinh thường rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần cao độ. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, giúp các em “sạc đầy pin” để có đủ năng lượng bước vào kì thi quan trọng này.
![]() |
Thí sinh cần có tâm lý thoải mái khi bước vào kỳ thi.
Ảnh: Chí Cường |
Theo ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM), thay vì lo lắng, các thí sinh hãy coi việc học và thi là chuyện bình thường. Càng gần ngày thi, cường độ học giảm dần. Trước kỳ thi một ngày, nên gấp sách vở lại để nghỉ ngơi, thư giãn. Tâm lý thoải mái khi bước vào phòng thi sẽ giúp thí sinh tự tin, có thể vận dụng tối đa kiến thức đã học để làm bài thi. Việc ôn thi phải chuẩn bị từ ngay trong lúc còn đang học trên lớp. Vì thế, những ngày gần thi, nếu cuống cuồng nhồi nhét cũng không giải quyết được gì nữa.
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng, để an tâm về kì thi sắp tới, thí sinh nên có tầm nhìn thoáng hơn, đừng đặt mục tiêu quá cao. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường dễ bị stress gấp nhiều lần những người biết chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo. Ngoài ra, đừng xem việc thi cử là điều gì quá ghê gớm, cứ xem đống bài kia là một thử thách mà chúng ta cần cố gắng hết sức chứ đừng để tâm trí nghĩ rằng việc học là một món nợ sách đèn. Riêng kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng, nếu mục tiêu vừa tầm với thì tâm trạng của thí sinh sẽ nhẹ nhàng thôi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mất tự tin và lo âu căng thẳng thì có thể mục tiêu đã cao hơn tầm với.
Thông thường, trước kì thi, nhiều thí sinh thấy mỏi mệt, lo lắng. Một phần do thí sinh không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn nhưng không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu kém, gây căng thẳng trong học tập. “Căn bệnh” phổ biến của thí sinh khi ôn luyện là không ngủ đủ giấc, ít vận động cơ thể, hay lạm dụng cà phê và các chất kích thích chỉ để tỉnh táo tạm thời. Vì vậy, ThS Lê Minh Công (Bộ môn Tâm lý học, ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TPHCM) khuyên: “Khi thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi đại học, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các em nhiều hơn, đặc biệt là chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý… cho các em có một sức khỏe tốt, một tinh thần minh mẫn. Đừng ép buộc các em ôn thi quá nhiều. Các em đã trải qua 3 năm học THPT miệt mài, thời gian này là lúc ôn tập lại kiến thức. Nếu ép buộc các em học tập căng thẳng quá sẽ không hiệu quả.
Về phần mình, các em đừng bao giờ ngồi một chỗ lo lắng cho kì thi. Điều đó rất có hại và càng tạo cho các em nhiều áp lực. Các trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm thường chờ đến giai đoạn này là khởi phát. Thay vào đó, các em hãy dành thời gian để hoạt động, giải trí. Khi lao vào các hoạt động xã hội và vui chơi..., các em sẽ lấy lại được năng lượng tinh thần đã mất quá nhiều vào thời gian ôn thi trước đó”.
Cha mẹ quan tâm không đúng cách trước kì thi cũng là một phần nguyên nhân khiến thí sinh mỏi mệt. Nhiều vị phụ huynh chăm chút cho con từng li từng tí, liên tục hỏi han khiến cho các thí sinh nhiều khi cảm thấy… phiền phức vì bị quấy rối mất tập trung. Hơn nữa, sự chăm chút quá mức của bố mẹ sẽ vô tình ám thị cho con rằng kì thi này là một cái gì đó rất ghê gớm. Stress cộng với việc xáo trộn nhịp sinh học hàng ngày do thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức khiến thí sinh bị suy nhược thần kinh, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Theo ThS Lê Minh Công, nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với bạn nọ bạn kia, điều này càng tạo cho các em mặc cảm và chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Cha mẹ hãy tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận và vui vẻ, luôn thoải mái để các em bước vào kì thi.
Để thí sinh tránh rơi vào trường hợp stress bệnh lý hoặc rối loạn tâm thần trong mùa thi, ThS Lê Minh Công cho rằng, các thí sinh nên xem cuộc thi là tất yếu, không có gì nguy hiểm và ta mong sẽ vượt qua. Nếu có thi trượt cũng không tồi tệ lắm vì “học tài, thi phận”. Tránh ăn thực phẩm khó tiêu và nhiều gia vị vì kích thích hệ tiêu hóa và hệ thần kinh thực vật làm khó chịu, ảnh hưởng đến làm bài thi. Khi bắt đầu làm bài, cần hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Với bài tự luận, đọc một mạch toàn bộ đề thi, không ngừng lại bất kỳ câu hỏi nào. Sau đó đọc kỹ lại và lựa chọn đề nào phù hợp với mình. Hết sức tập trung làm bài, lần lượt giải quyết từng câu hỏi, phân phối hợp lý thời gian cho từng câu, không dành hết thời gian cho một câu nào. Câu hỏi nào cũng làm, dù cho rằng mình biết ít ỏi đến đâu cũng không được bỏ giấy trắng. Đặc biệt, trước ngày thi, không miệt mài học vì cảm xúc căng thẳng có thể ngăn cản sự suy nghĩ minh mẫn khi làm bài. Đêm hôm trước ngày thi cần có giấc ngủ ngon. Đừng cho rằng vì thời gian trễ rồi nên cố gắng học kiểu nhồi sọ, sẽ làm rối trí, học càng không kết quả.
“Để giảm bớt căng thẳng trong phòng thi, phụ huynh nên chuẩn bị khăn giấy ướt để các thí sinh lau mồ hoi; chuẩn bị chai nước để khi thí sinh quá hồi hộp xin giám thị ra ngoài uống nước. Ngoài ra, thí sinh nên chuyển đổi tư thế ngồi một cách nhẹ nhàng, nhún vai hay thả bút xuống… mỗi khi căng thẳng để “kéo” đầu óc ra khỏi áp lực. Mặt khác, thí sinh có thể dành vài phút để ghi một số slogan như “Bài thi không quá khó, kết quả là cố gắng, cố gắng sẽ chiến thắng…” hoặc vẽ một số hình thù không có nghĩa để thư giãn, giải lao và động viên mình khi làm bài thi”.
ThS Nguyễn Thị Thu Huyền (Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM) |

Vườn Quốc gia Ba Bể 'rỉ máu', một bị cáo lĩnh án tù
Pháp luật - 36 phút trướcGĐXH - Chặt phá rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), một bị cáo bị đưa ra xét xử về hành vi "Hủy hoại rừng".

Phạt tù tài xế dùng dao đâm trọng thương CSGT
Pháp luật - 41 phút trướcGĐXH - Bị tổ công tác của Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Kạn dừng xe mô tô đo nồng độ cồn, đối tượng Minh đã manh động, dùng dao đâm một cán bộ bị trọng thương.

Bắt "Thủy thẩm mỹ" tiêm filler rồi chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 50 phút trướcNgoài hai nạn nhân ở thị xã Hòa Thành (Tây Ninh), Thủy còn thực hiện tiêm filler nhiều người ở khác Hà Nội, TPHCM… rồi chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng.

Vì miếng ăn mà 2 người suýt mất mạng trên dòng sông lũ về cuồn cuộn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong lúc chèo thuyền đi bắt chim 2 người dân ở xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị nước lũ cuốn trôi. Cả 2 may mắn được người dân và lực lượng chức năng cứu sống.

Top 14 điểm vui Tết Trung thu lý tưởng nhất cho trẻ tại Hà Nội
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Tết Trung thu 2023 đang đến thật gần. Đây không chỉ là ngày lễ lớn dành cho trẻ em mà còn là thời điểm để mọi người trong gia đình, bạn bè cùng nhau đến các địa điểm vui chơi mừng ngày Tết.

Yêu cầu làm rõ vụ nữ lớp trưởng bị đánh hội đồng vì ngăn người lạ vào lớp
Giáo dục - 1 giờ trướcLiên quan đến vụ nữ sinh lớp 10 tại Quảng Bình bị hành hung, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo nhà trường phối hợp với cơ quan công an vào cuộc xác minh, làm rõ.

Hàng trăm khối đá chắn ngang quốc lộ 8, đường lên cửa khẩu Cầu Treo bị ách tắc
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm khối đá, trong đó có những tảng đá lớn sạt lở, chắn ngang quốc lộ 8, khiến đường lên cửa khẩu Cầu Treo bị tê liệt.

Người đàn ông khiếm thị xâm hại bé gái tại cơ sở tẩm quất người mù
Pháp luật - 2 giờ trướcLợi dụng lúc chị vợ và vợ bận việc, người đàn ông khiếm thị đã nhiều lần xâm hại bé gái tại cơ sở tẩm quất người mù ở Hà Nội.

Giết chết người yêu rồi nằm cạnh xác cả đêm
Pháp luật - 2 giờ trướcNíu kéo người yêu quay lại không được, Duy sát hại nạn nhân rồi kéo xác lên giường và nằm cạnh tới sáng.

Cú 'liều' giúp nữ sinh Việt vào trường thời trang tại Paris
Giáo dục - 3 giờ trướcHọc tập tại “kinh đô thời trang Paris”, Phương Linh cho biết sinh viên phải học cách đối mặt với môi trường làm việc mang tính cạnh tranh cao. Ở đó, ai cũng muốn ý tưởng của mình phải nổi trội, độc đáo nhất.

Mức phạt nồng độ cồn mới nhất 2023: Mức phạt tiền và phạt bổ sung cực nặng khiến các tài xế 'ma men' run sợ
Xã hộiGĐXH - Chi tiết mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp năm 2023 sẽ như thế nào?