Những câu hỏi thường gặp liên quan đến dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein thực phẩm vì nó nhầm lẫn protein thực phẩm đó là mối đe dọa. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
1. Sự khác biệt giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm đôi khi bị nhầm lẫn với chứng không dung nạp thực phẩm. Dị ứng thực phẩm liên quan đến hệ thống miễn dịch và có thể đe dọa tính mạng. Ngay cả một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng như vấn đề về tiêu hóa, nổi mề đay hoặc phù nề đường hô hấp.
Không dung nạp là khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn . Nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, thường là kèm theo đau bụng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng và không liên quan đến hệ thống miễn dịch. Chứng không dung nạp phổ biến nhất là lactose - một loại đường tự nhiên có trong sữa.
2. Các chất nào dễ gây dị ứng thực phẩm?
Hơn 170 loại thực phẩm được biết là gây dị ứng thực phẩm nhưng 8 loại thực phẩm chiếm 9/10 phản ứng là sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành, lúa mì, cá, động vật có vỏ như hải sản có vỏ (tôm hùm, tôm, cua, hàu...).
3. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng thực phẩm là gì?
Phản ứng dị ứng với thực phẩm có nhiều triệu chứng khác nhau, mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau từ phản ứng này sang phản ứng khác. Nhiều phản ứng bắt đầu bằng các triệu chứng trên da, như nổi mề đay hoặc phát ban nhưng một số thì không. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn như tụt huyết áp, khó thở có thể đe dọa tính mạng. Cần đi khám chuyên khoa dị ứng để biết mình có dễ bị dị ứng hay không.
Các biến chứng của dị ứng thực phẩm có thể bao gồm:
- Sốc phản vệ. Đây là một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.
- Viêm da dị ứng, được gọi là bệnh chàm. Dị ứng thực phẩm có thể gây ra phản ứng trên da, chẳng hạn như bệnh chàm.
4. Sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm là gì?
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra nhanh chóng, có thể gây hôn mê và tử vong. Điều trị khẩn cấp là rất quan trọng đối với sốc phản vệ.
Nhận biết các triệu chứng sốc phản vệ, bao gồm:
- Co thắt, thắt chặt đường thở.
- Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng khiến bạn khó thở.
- Sốc với huyết áp giảm nghiêm trọng.
- Mạch nhanh.
- Chóng mặt, choáng váng hoặc mất ý thức.
5. Thuốc kháng histamine sẽ ngăn chặn sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm?
Mặc dù thuốc kháng histamine có thể giúp giảm một số triệu chứng nhẹ do phản ứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa miệng hoặc nổi mề đay nhưng không thể ngăn chặn các triệu chứng sốc phản vệ đe dọa tính mạng.
6. Cần bao nhiêu chất gây dị ứng thực phẩm để gây ra phản ứng?
Ngay cả một lượng nhỏ chất gây dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra phản ứng ở một số người bị dị ứng thực phẩm. Mặc dù ăn phải là nguyên nhân chính gây ra các phản ứng nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với da hoặc hít phải protein thực phẩm (ví dụ: hơi nước khi nấu động vật có vỏ) cũng có thể gây ra các triệu chứng.
7. Mất bao lâu để phản ứng dị ứng bắt đầu sau khi ăn một loại thực phẩm?
Các triệu chứng thường bắt đầu ngay sau khi ăn một vài phút, lâu nhất là hai giờ sau đó. Trong một số trường hợp, sau khi các triệu chứng đầu tiên biến mất, đợt triệu chứng thứ hai sẽ quay trở lại sau một đến bốn giờ (hoặc đôi khi còn lâu hơn). Sóng thứ hai này được gọi là phản ứng hai pha. Nguy cơ xảy ra phản ứng hai pha là lý do tại sao những bệnh nhân bị phản ứng nặng nên ở lại bệnh viện từ 4 đến 6 giờ để theo dõi.
8. Ai có nguy cơ bị dị ứng nặng với thực phẩm nhất?
Nếu bạn đã bị dị ứng với một loại thực phẩm, bạn có thể có nguy cơ bị dị ứng với loại thực phẩm khác cao hơn. Tuy nhiên, người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ cao hơn. Khi bạn biết mình bị dị ứng với loại thực phẩm nào, cách tốt nhất là loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của mình, đồng thời luôn có sẵn các loại thuốc khẩn cấp như epinephrine để đảo ngược các triệu chứng sốc phản vệ trong trường hợp vô tình nuốt phải và phản ứng dị ứng.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển phản ứng phản vệ bao gồm:
- Có tiền sử hen suyễn.
- Là trẻ nhỏ. Dị ứng thực phẩm phổ biến hơn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
- Trì hoãn việc sử dụng epinephrine theo chỉ định để điều trị các triệu chứng dị ứng thực phẩm.
- Không bị nổi mề đay hoặc các triệu chứng da khác.
9. Có thể dự đoán trước mức độ nghiêm trọng của người từng dị ứng thực phẩm không?
Không. Một người trước đây có phản ứng nhẹ có thể đột nhiên gặp phải những phản ứng nghiêm trọng có thể gây tử vong.
10. Có cách chữa dị ứng thực phẩm không?
Tránh tuyệt đối chất gây dị ứng thực phẩm là cách duy nhất để ngăn ngừa phản ứng. Ống tiêm tự động epinephrine là loại thuốc duy nhất để ngăn chặn phản ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ.
11. Nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm?
Đối với phản ứng nghiêm trọng
Nếu con bạn phát triển triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng môi hoặc lưỡi, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Đường thở của trẻ có thể đóng lại trong vòng vài phút, vì vậy cần có nhân viên y tế xử trí càng sớm càng tốt.
Đối với phản ứng nhẹ hơn
- Hãy theo dõi trẻ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình hình có vẻ tệ hơn hoặc nếu nổi mề đay kéo dài hơn 24 giờ.
- Gọi cấp cứu nếu con bạn có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào.
- Tắm nước mát có thể giúp giảm ngứa nhưng chỉ tắm trong vòng 10 phút để trẻ không bị lạnh.
- Nếu con bạn liên tục có các triệu chứng trong vòng 2 giờ sau khi ăn một loại thực phẩm nhất định, hãy hỏi bác sĩ về việc xét nghiệm kiểm tra.
Hãy chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp trẻ bị dị ứng thực phẩm một lần nữa. Lần đầu tiên có thể là phản ứng nhẹ nhưng lần tiếp theo có nguy cơ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn kế hoạch hành động cụ thể, bao gồm cách xử trí phản ứng dị ứng.
12. Người bị dị ứng thực phẩm có tự khỏi không?
Nếu bị dị ứng đậu phộng, hạt cây, cá, động vật có vỏ thường kéo dài suốt đời. Dị ứng sữa, trứng, lúa mì, đậu nành thường bắt đầu từ thời thơ ấu có thể hết khi trưởng thành.
13. Có nên thử một lượng nhỏ thực phẩm từng gây dị ứng không?
Không. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa dị ứng mới có thể kiểm tra điều này.
Không phải tất cả các dị ứng thực phẩm đều đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp, các triệu chứng có thể nhẹ và khó chịu. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thực phẩm, hen suyễn và gặp phản ứng bất lợi sau khi ăn một số loại thực phẩm, hãy kiểm tra xem bạn có bị dị ứng thực phẩm hay không bằng cách đi xét nghiệm. Khi đã được chẩn đoán, hãy làm theo các khuyến nghị của bác sĩ về cách điều trị và những loại thực phẩm có thể tiêu thụ một cách an toàn.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.