Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những công trình xua mưa, đuổi gió nay về đâu?

Thứ năm, 08:07 09/09/2010 | Xã hội

Đại lễ 1000 năm đang đến gần thì dư luận lại nóng lên bởi tuyên bố của một nhà phong thủy, có thể xua mưa, đuổi gió chỉ bằng ý thức.

 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc điều khiển mưa, tạo mưa theo ý muốn đã được các nhà khoa học Việt Nam bắt tay triển khai từ 12 năm nay. Thậm chí, ít nhất theo như kinh phí Nhà nước cấp cho dự án làm mưa nhân tạo thì đã có đến 2 dự án đã được ra đời. Thế nhưng, chuyện điều khiển mưa có lẽ vẫn còn nằm trên giấy mà chưa đi vào thực tế...
 
Về mặt lý thuyết vật lý, làm mưa nhân tạo không khó và hoàn toàn
có thể thực hiện được
 
Đã hoàn tất công nghệ và cơ sở dữ liệu để làm mưa nhân tạo
 
Tìm lại người đầu tiên bắt tay vào nghiên cứu mưa nhân tạo ở Việt Nam là GS.TS Lê Đình Quang - Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khí tượng nhiệt đới và bão (Viện Khí tượng Thủy văn) - Phó chủ nhiệm dự án đề tài "Những điều kiện và khả năng làm mưa nhân tạo ở Tây Nguyên" năm 1998.
 
Ông cho biết, đề tài đã được hoàn thành với những kết quả nghiên cứu bước đầu trong đó có việc xác định tài nguyên mây ở Tây Nguyên (hoàn thành năm 1999). Lúc đó, những kết quả nghiên cứu khoa học đã khẳng định Tây Nguyên có đủ điều kiện làm mưa nhân tạo.
 
Các nhà khoa học cũng đã đưa ra được công nghệ làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn.
 
Giai đoạn đầu tiên là sử dụng hoá chất kích thích khối không khí đi lên nhằm tăng cường và tạo thành mây mưa. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là calcium chlorid, calcium carbid, calcium oxid, hợp chất của muối và urê, thành phần urê và anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí, vì vậy kích thích quá trình ngưng tụ.
 
Giai đoạn tiếp theo được gọi là giai đoạn tích luỹ. Khi đó những khối mây này được tích tụ đã làm tăng hạt nhân ngưng kết đồng thời làm gia tăng mật độ hạt mát.
 
Giai đoạn cuối là việc bắn vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iodur bạc và băng khô được sử dụng để đạt được tình trạng mất cân bằng cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước làm chúng rơi xuống đất. Đến đây quá trình làm mưa nhân tạo hoàn tất.
 
Về mặt lý thuyết vật lý, làm mưa nhân tạo không khó và hoàn toàn có thể thực hiện được. Thực tế cũng chứng minh, hiện nay trên thế giới đã có 28 nước làm chủ được công nghệ này.
 
Còn nhớ khi đó, trong nhiều cuộc hội thảo về mưa nhân tạo, nhóm nghiên cứu đã thông báo, chậm nhất là đến năm 2000, chuyến bay trình diễn đầu tiên làm mưa nhân tạo sẽ được tiến hành. Nhưng cái khoảng thời gian chậm nhất ấy lại một lần nữa bị kéo lùi lại với lời hứa hẹn đến tháng 3/2003 và rồi đến nay, không hiểu vì lý do gì mà nó vẫn chưa diễn ra.
 
Lời hứa 2010 sẽ có mưa nhân tạo
 
Rồi dư luận lại ngã ngửa khi 8 năm sau đó, năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn lại lập dự án làm mưa nhân tạo với tiêu đề : “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam ”. Đề tài được thực hiện trong hai năm 2004- 2006.
 
PGS.TS Vũ Thanh Ca, lúc đó là quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (Viện Khí tượng Thuỷ văn), đơn vị được giao thực hiện đề tài đã cho biết, kết quả của đề tài này sẽ là cơ sở để tiến tới thử nghiệm làm mưa nhân tạo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ.
 
Dư luận một lần nữa thấp thỏm chờ với câu hỏi lớn đặt ra trong đầu: các kết quả nghiên cứu trước đó tại sao đã được nghiệm thu mà không sử dụng, nó đã đi đâu, về đâu? Tại sao có một dự án làm mưa nhân tạo rồi, nay lại còn sinh ra một dự án khác làm gì?
 
Đặt câu hỏi “Tại sao không sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trước là chọn Tây Nguyên làm địa điểm thử nghiệm làm mưa nhân tạo mà nay lại chọn đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ?”, TS Vũ Thanh Ca cho rằng, sở dĩ nhóm chọn đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ vì khu vực này đã có những số liệu tương đối đầy đủ và cơ sở hạ tầng tốt nhất (mặc dù chưa phải là đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu).
 
Theo đánh giá ban đầu, vào mùa khô hạn, ở khu vực này có thể có đủ mây với những điều kiện thích hợp để làm mưa nhân tạo khi những đợt không khí lạnh tràn về. Bên cạnh đó, đề tài cũ cũng khẳng định khu vực Tây Nguyên chỉ đủ điều kiện làm mưa trong thời điểm cuối mùa mưa, đầu mùa khô (thời điểm này cũng khó xác định) và tính chất của mây cũng chưa được làm rõ nên không thể chắc chắn khi đưa công nghệ vào có hiệu quả hay không. Tại thời điểm khảo sát tài nguyên mây ở Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng rada ở Tam Kỳ (Quảng Nam) để khảo sát nên kết quả sẽ hạn chế vì vùng Tây Nguyên rất rộng lớn.
 
Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định, đề tài mới sẽ phủ nhận lại những gì mà đề tài cũ thực hiện. Việc kế thừa những kết quả nghiên cứu cũ được thể hiện ở chỗ các số liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nguyên sẽ được sử dụng và cập nhật thêm.
 
Việc giải thích nghe cũng có vẻ suôi tai và lời hứa năm 2010 mưa nhân tạo sẽ được ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Bắc Bộ đã được viết trong lộ trình dự án. Thế nhưng, cũng giống như số phận đề tài nghiên cứu ban đầu, đề tài thử nghiệm mưa nhân tạo ở đồng bằng Bắc Bộ cũng không hiểu vì lý do gì mà đã không được áp dụng dù có nghiệm thu.
 
Năm 1960: Mưa nhân tạo đã từng được thử nghiệm thành công ở Việt Nam
 

Tháng 5/1960 thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giao cho Nha Khí tượng Việt Nam kết hợp với các Chuyên gia của Trung Quốc để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục khí tượng Quảng Đông Trung Quốc và Nha khí tượng Việt Nam kết hợp với một số cơ quan hữu quan của Việt Nam đã cho thử nghiệm gây mưa nhân tạo tại Việt Nam.

Đợt làm mưa nhân tạo này được thực hiện từ ngày 27/05/1960 đến 28/06/1960 tổng số khoảng trên 20 lần bay thực nghiệm gây mưa đạt 25.900.000m3 (số liệu tính toán) lượng nước mưa trên diện tích 2750km2 tưới khoảng 22% diện tích đất nông nghiệp toàn miền Bắc đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết hạn hán. Do có mưa nhân tạo nhân dân đã trồng cấy kịp thời vụ.

Số liệu công bố ở trên được trích một phần trong các báo cáo tổng kết của đợt thí nghiệm làm mưa nhân tạo, các số liệu này đang được lưu giữ tại Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thuỷ văn. (Trung tâm Tư liệu KTTV)

 
Theo KH&ĐS Online
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 100 thương binh nặng sống tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng (phường Ba Sao, Ninh Bình), nơi những cơ thể không còn lành lặn vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần người lính, sống kiên cường giữa đời thường.

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đối tượng Trần Hải Quỳnh - kẻ nổ súng khi bị công an kiểm tra hành chính ở Hà Nội đã bị bắt giữ tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị).

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách

Xã hội - 3 giờ trước

Ngày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được in trên mặt trước của thẻ thể hiện rõ thời điểm thẻ bắt đầu có hiệu lực sử dụng từ ngày nào. Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP?

Trường Đại học Việt Nhật công bố quy đổi điểm trúng tuyển 2025 bằng các phương thức xét tuyển

Trường Đại học Việt Nhật công bố quy đổi điểm trúng tuyển 2025 bằng các phương thức xét tuyển

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trường Đại học Việt Nhật công bố việc quy đổi điểm tương đương mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025. Việc quy đổi được áp dụng với ba phương thức gồm: xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, sử dụng điểm SAT và kết quả thi đánh giá năng lực (HSA).

Điểm sàn xét tuyển 2025 trường Đại học Luật Hà Nội

Điểm sàn xét tuyển 2025 trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trường Đại học Luật Hà Nội công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên nhân bất ngờ vụ xe máy sụt 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội

Nguyên nhân bất ngờ vụ xe máy sụt 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Ngay sau sự cố xe máy bất ngờ sụt 'hố tử thần' ở Hà Nội, đơn vị quản lý đã đào đường để tìm nguyên nhân. Kết quả sơ bộ ban đầu xác định do hở đường ống cấp nước sạch D100.

Tai nạn hầm lò trong đêm, hai công nhân ở Quảng Ninh thương vong

Tai nạn hầm lò trong đêm, hai công nhân ở Quảng Ninh thương vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình làm công việc củng cố chống dặm, thu hồi than lò DVT, hai công nhân khai thác hầm lò thuộc Công ty Than Mạo Khê - TKV không may gặp tai nạn khiến anh Nguyễn Văn T. tử vong, còn anh Lương Văn Đ. bị thương.

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'

Đời sống - 5 giờ trước

Gần 20 năm kiên cường vượt lên số phận, người vợ liệt sĩ Đoàn Đức Thắng - nguyên Phó Hải đội trưởng quân sự Hải đội 101 (nay là Hải đoàn 11 – Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) đã không ngừng cố gắng bước tiếp, gánh vác cả phần chồng nuôi dạy con trưởng thành.

Top