Những đặc điểm khiến bệnh lao ở người già khác biệt so với người trẻ
GiadinhNet - Do đặc điểm tâm sinh lý và các biến đổi sinh học nên bệnh lao ở người cao tuổi có một số đặc điểm không giống ở người trẻ. Những khác biệt này cần được chú ý trong các khâu chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị, đặc biệt là việc dùng thuốc chống lao.
Lao phổi là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Tại nước ta mỗi năm có thêm khoảng 130.000 người bị lao và có 20.000 - 30.000 người chết vì lao.
Tỉ lệ lao phổi ở NCT khá cao khoảng 25 - 30% nghĩa là cứ 100 NCT thì có 25 - 30 người bị mắc bệnh lao. Lao phổi ở NCT thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

Ở người cao tuổi do đặc điểm tâm sinh lý và các biến đổi sinh học nên bệnh lao có một số đặc điểm không giống ở người trẻ và rất khó phát hiện.
Ở người già, lao có thể xuất hiện theo cơ chế “tái nhiễm khuẩn nội lai”. Bệnh lao trở lại do vi khuẩn lao “nằm ngủ” từ lâu trong cơ thể, nay “thức tỉnh”, hoạt động trở lại và gây bệnh. Có một số yếu tố giúp cho bệnh trở lại là: hay dùng thuốc corticoid, mắc một số bệnh như ung thư, bệnh máu. Tác nhân gây tái nhiễm chính là việc có tiếp xúc với người mang khuẩn lao.
Biểu hiện lao phổi ở người cao tuổi thường âm thầm, các triệu chứng thường gặp của bệnh lao như: ho khạc đờm, sút cân, mệt mỏi, sốt về chiều, thường bị che lấp bởi các tình trạng bệnh lý khác của người già, sốt ít khi cao và người bệnh có thể không nhận ra, cũng có thể gặp tình trạng ra mồ hôi về đêm ( mồ hôi trộm) và ho ra máu thì ít khi gặp.
Tổn thương lao có thể khu trú trong lồng ngực (chủ yếu là phổi, rồi đến màng phổi, màng ngoài tim, hạch), và còn nhiều nơi khác trong cơ thể (cơ quan tiêu hóa, màng não, tiết niệu, xương khớp, hạch ngoại vi và các tạng trong ổ bụng).
Chẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn; X-quang phổi thường không điển hình do chồng chéo cũng như dễ nhầm với nhiều bệnh phổi mãn tính khác ở người cao tuổi như viêm phế quản mạn tính, xơ phổi, giãn phế quản và đặc biệt là viêm phổi ở người già.

Chẩn đoán lao ở người già cũng gặp nhiều khó khăn; X-quang phổi thường không điển hình do chồng chéo cũng như dễ nhầm với nhiều bệnh phổi mãn tính khác ở người cao tuổi như viêm phế quản mạn tính, xơ phổi, giãn phế quản và đặc biệt là viêm phổi.
Người cao tuổi có thể kèm theo các bệnh nội khoa làm cho lao phổi nặng thêm và khó điều trị, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường gây suy giảm miễn dịch tế bào nên dễ mắc bệnh lao và để điều trị lao tốt phải giữ đường huyết ở mức ổn định thường xuyên.
Mặt khác, người cao tuổi thường hay đau xương khớp do đó thường dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu dùng lâu dài loại thuốccó chứa corticosteroid như: prednisolon, dexamethason, hydrocortison... sẽ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh lao. Vì vậy, không nên tự ý dùng các loại thuốc corticosteroid. Khi sử dụng corticoid phải thận trọng theo dõi các phản ứng có hại và nhanh chóng báo cho thầy thuốc biết.

Tập thể dục là điều rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đặc biệt là phòng tránh bệnh lao.
Ở người cao tuổi, chiến lược điều trị mang tính chất mềm dẻo, không nguyên tắc, cứng nhắc. Trong thực tế, có 3 tình huống thường gặp. Nếu đã có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hoặc mô học, đó là lao là dương tính, cần tiến hành điều trị đặc hiệu ngay. Nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn, nhưng trên lâm sàng có các triệu chứng nghi bệnh lao (hình ảnh X-quang rất rõ ràng), thì có thể cho điều trị lao ngay, không cần chờ kết quả xét nghiệm, sau khi đã lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn và các triệu chứng đều không điển hình của lao, có thể tiến hành điều trị thử bằng thuốc chống lao. Ở người trẻ tuổi, cách xử trí này là không thể chấp nhận được, nhưng trong lão khoa lại được “chấp nhận”, bởi nếu để bệnh nhân chờ đợi quá lâu thì không có lợi, nhất là khi bệnh nhân nằm liệt giường, suy kiệt, trầm cảm.
Tuy nhiên, trong hai tình huống cuối, phải đồng thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác để khỏi nhầm lẫn.
Lily (th)

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 3 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.