Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách giúp bạn ngăn ngừa trước khi quá muộn

Chủ nhật, 07:36 17/04/2022 | Bệnh thường gặp

Đột quỵ là bệnh lý nếu gặp phải sẽ gây ra hậu quả khôn lường, vì vậy chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý và khoa học.

Chúng ta có thể đã nghe nhiều về câu nói: "Một người bị đột quy, cả nhà đau khổ". Có thể thấy, đột quỵ (tai biến mạch máu não) gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mỗi người cũng như cuộc sống gia đình. Vậy đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là gì?

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách giúp bạn ngăn ngừa trước khi quá muộn - Ảnh 1.

Đột quỵ gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mỗi người cũng như cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình.

Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ vô cùng nguy hại. Đột quỵ là tình trạng não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, dẫn đến thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Về lâm sàng tình trạng này xảy ra rất nhiều, trong đó nhồi máu não là triệu chứng thường gặp, chiếm đến 80%, còn xuất huyết não chiếm 20%.

Khi các mạch máu lên não bị tắc nghẽn có thể gây ra hiện tượng thiếu máu não (người ta hay gọi là nhồi máu não), hình thành huyết khối động mạch, tạo ra các mảng xơ vữa động mạch, từ đó gây ra một số rối loạn vận động.

Bị hôn mê

Khi bị đột quỵ, người bệnh có thể rơi vào tình trạng bị mất ý thức, bất tỉnh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, đây chính là triệu chứng hôn mê.

Bị tê liệt

Đột quỵ gây ra những tổn thương lớn cho não, có thể ảnh hưởng đến chức năng não, dẫn đến các mức độ tổn thương chức năng não khác nhau như làm cho người bệnh không nói được, nói ngọng, mất khả năng vận động cơ bản, v.v.

Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

1. Ngáy ngủ và mệt mỏi

Trong cấu tạo cơ thể, não được cung cấp máu để duy trì sức khỏe của toàn cơ thể, nếu lượng máu cung cấp không đủ thì sẽ khiến cho các động mạch não nhỏ lại, làm ảnh hưởng đến trung khu hô hấp và gây thiếu máu cục bộ ở hệ thần kinh trung ương, làm chúng ta có biểu hiện ngáy ngủ và mệt mỏi liên miên.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách giúp bạn ngăn ngừa trước khi quá muộn - Ảnh 2.

Thường xuyên ngáy ngủ và mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.

2. Không thể nói rõ ràng, chảy nước dãi

Nếu một người bình thường vốn nói năng rất rõ ràng, nhưng đột nhiên trở nên khó nói, thậm chí chảy nước dãi thì nên đề phòng tai biến mạch máu não, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

3. Trọng tâm cơ thể dịch chuyển sang một bên

Trong cuộc sống, nếu cơ thể của chúng ta xuất hiện tình trạng lệch trọng tâm sang một bên, khiến hoạt động chân tay trở nên bất thường, không linh hoạt, sức lực bị giảm sút, không thể cầm nắm đồ vật một cách chính xác, thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ?

1. Kiểm soát lượng đường trong máu và các chỉ số sức khỏe

Trong cuộc sống hàng ngày, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu (mỡ máu) là rất quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.

2. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý

Về chế độ ăn uống, hãy cố gắng ăn nhạt hết mức có thể, lượng muối khuyến cáo là 5g/ngày, đừng ăn quá nhiều thịt cá, một chế độ ăn lành mạnh, ít sử dụng muối rất tốt cho việc điều hòa cơ thể.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách giúp bạn ngăn ngừa trước khi quá muộn - Ảnh 3.

Chế độ ăn uống lành mạnh, ít gia vị giúp ngăn ngữa đột quỵ.

3, Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe chủ động, vận động đúng và đủ

Khi chúng ta có sức khỏe tốt nhờ việc chăm sóc bản thân chu đáo, thường xuyên và vận động đầy đủ, đúng cách, thì không chỉ đột quỵ, mà nhiều bệnh khác cũng sớm được ngăn ngừa và đẩy lùi. Do vậy, việc duy trì lối sống tốt cho sức khỏe là điều hết sức cần thiết, nên làm hàng ngày, hàng giờ.

Trên đây là một số dấu hiệu và cách phòng ngừa đột quỵ. Đột quỵ là bệnh lý nếu gặp phải sẽ gây ra hậu quả khôn lường, vì vậy chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý và khoa học để phòng tránh đột quỵ và giữ được một cơ thể khỏe mạnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Top