Những dấu hiệu cơ thể 'tố' bạn uống thiếu nước
Khi thấy mắt, da, cổ họng khô chứng tỏ bạn chưa uống đủ nước.
1. Miệng khô
Đây là dấu hiệu dễ nhất giúp bạn nhận ra cơ thể thiếu nước. Bất cứ lúc nào cảm thấy môi dính, khó chịu, bạn cũng đang gặp tình trạng này. Những thức uống có đường chỉ là giải pháp tạm thời cho một vấn đề lớn hơn. Uống nước lọc giúp bôi trơn màng nhầy trong môi và cổ họng, khiến môi bạn trở nên ẩm ướt nhờ nước bọt tiết ra trong thời gian dài sau khi nhấp ngụm nước đầu tiên.
2. Da khô
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, vì thế nó cần được dưỡng ẩm. Thực tế, da khô là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thiếu hụt nước toàn diện. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Thiếu nước đồng nghĩa với việc thiếu mồ hôi, từ đó, cơ thể mất khả năng tự rửa trôi chất bẩn và dầu dư thừa tích tụ cả ngày. Nếu muốn tránh tình trạng da "đình công" (breakouts), mụn đầy mặt, tốt hơn hết bạn nên uống nhiều nước.
3. Khát khô họng
Tình trạng khát khô cổ họng biến lưỡi bạn giống như một sa mạc. Những ai từng say rượu sẽ hiểu rõ điều này. Rượu khử nước có trong toàn bộ cơ thể, vì thế, tỉnh dậy sau cơn say, bạn thường rất háo nước. Hành động uống nước sẽ gửi tín hiệu "vâng, làm ơn" tới bộ não cho tới khi nào mực chất lỏng trong bạn trở về mức cần thiết. Hãy lắng nghe cơ thể bạn đang nói gì.
4. Mắt khô
Uống nước nhiều hay ít không chỉ khiến môi hay cổ họng khô mà còn ảnh hưởng tới các "cơ quan đoàn thể" khác trên cơ thể bạn. Thiếu nước còn làm mắt đỏ ngàu và tuyến lệ khô.
5. Đau khớp
Nước chiếm khoảng 80 % trong cấu trúc của sụn và đĩa đệm. Đó là yếu tố cần thiết để giữ cho xương không nghiến vào nhau ken két theo từng cử động. Cơ thể đủ nước chính là bạn đang đảm bảo cho khớp hấp thu sốc từ các cử động đột ngột như chạy, nhảy hoặc ngã.

6. Giảm khối lượng cơ
Các cơ cũng được cấu tạo chủ yếu từ nước. Cơ thể thiếu nước đồng nghĩa khối lượng cơ ít đi. Uống nước trước, trong và sau khi tập luyện giúp duy trì độ ẩm, làm bạn thoải mái. Khi nước được đưa tới những nơi cần thiết trong cơ thể, bạn sẽ giảm nguy cơ bị viêm và đau từ các bài tập hay nâng tạ mang lại.
7. Ốm dai dẳng
Uống nước cho phép cơ thể liên tục loại bỏ độc tố. Các cơ quan trong bạn phối hợp làm việc như một cái máy để thanh lọc những sản phẩm thải loại. Tuy nhiên, nếu bạn không nạp năng lượng là nước cho chiếc máy đó, nó sẽ không làm việc hiệu quả. Mất nước buộc các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hút nước từ những khu vực dự trữ khác, dẫn đến nhiều vấn đề mới.
8. Bạn thấy mệt mỏi và lịm đi
Khi rơi vào tình trạng mất nước, cơ thể bạn sẽ đi "vay mượn" nước từ máu. Không đủ lượng nước cần thiết trong máu dẫn đến thiếu oxy được mang đi nuôi cơ thể. Tất nhiên, hậu quả của thiếu oxy là mất ngủ và mệt mỏi.
9. Bạn bị cơn đói hành hạ
Lúc mất nước, cơ thể bạn bắt đầu nghĩ tới việc cần thêm một số thực phẩm. Tình trạng này diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nửa đêm tỉnh giấc, bạn có thể thèm ăn món ăn vặt nào đó để xoa dịu cơn đói. Tuy nhiên, ăn thực phẩm tạo ra nhiều việc phải làm cho cơ thể, trong khi uống nước giúp thanh lọc và các bộ phận bên trong nhận được nhiên liệu cần thiết để chống chọi nhiều quá trình khác mà cơ thể phải trải qua.
10. Bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa
Nước có tác động đến toàn bộ hệ tiêu hóa. Không có độ ẩm thích hợp, số lượng và sức mạnh của nước nhầy trong dạ dày giảm đi, khiến axit dạ dày gây nên một số tổn hại lớn bên trong như chứng ợ nóng hay khó tiêu.
11. Bạn già trước tuổi
Lượng nước mà cơ thể giữ lại một cách tự nhiên giảm xuống khi bạn có tuổi. Điều này có nghĩa càng già, bạn càng cần phải tăng lượng nước hấp thụ. Thiếu nước làm bạn dễ nổi mụn, da khô, nhăn nheo thiếu sức sống.
Theo Ngôi sao

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 22 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.