Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dấu hiệu sốc nhiệt và cách sơ cứu ai cũng cần biết để không gặp họa sốc nhiệt

Thứ năm, 07:00 04/07/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nắng nóng ở các tỉnh phía Bắc luôn đạt ngưỡng cao từ 38-40 độ C khiến nhiều người bị sốc nhiệt. Nếu không học ngay những dấu hiệu phát hiện, cách sơ cứu sau thì rất khó xử trí khi gặp họa sốc nhiệt.

Nhiều ca sốc nhiệt vì nắng nóng

Khoa Hồi sức tích cực (BV TƯ Quân đội 108) trong 3 tuần đầu tháng 6 đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng, vào viện với các triệu chứng hôn mê sâu, sốt cao trên 40 độ C, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng. Khoa cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) liên tiếp cấp cứu cho các ca sốc nhiệt vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Một bệnh nhân bị sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

Một bệnh nhân bị sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, đợt nắng nóng này nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 39oC, có nơi trên 39 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có thể tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể của người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng cao điểm để tránh bị sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng cao điểm để tránh bị sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

Xử trí khi có người sốc nhiệt

Mùa hè cha mẹ hay cho trẻ đi chơi, du lịch, đi học thêm... cần đề phòng tình trạng sốc nhiệt cho trẻ, và tự trang bị kiến thức xử trí sốc nhiệt hiệu quả và phòng tránh cho trẻ.

Sốc nhiệt là tình trạng đe dọa tính mạng khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, khoảng 40 độ C. Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể con người chịu sức nóng quá lớn (khi trẻ hoạt động thể dục trong thời tiết rất nóng và ẩm lại không uống đủ nước, hoặc người lao động ngoài trời nắng nóng lâu, đi đường nắng nóng lâu... mà không cung cấp đủ nước cho cơ thể).

Sốc nhiệt có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể, đây là một tình trạng cấp cứu cần xử trí nhanh và kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách sơ cứu bị sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

Cách sơ cứu bị sốc nhiệt. Ảnh minh họa.

Dấu hiệu bị sốc nhiệt

- Thân nhiệt khoảng 40 độ C hoặc cao hơn;

- Mệt mỏi, chóng mặt, khát nước;

- Da ửng đỏ, nóng, tim đập nhanh;

- Nôn ói hoặc tiêu chảy;

- Căng cơ, chuột rút;

- Đi đứng khó khăn;

- Mất tập trung, rối loạn tri giác;

Triệu chứng chính của sốc nhiệt là việc tăng đáng kể nhiệt độ của cơ thể, thường là trên 40 độ C, kèm theo có thể từ thay đổi tính tình cho đến lú lẫn, hoặc hôn mê. Da có thể nóng và khô, nhưng sốc nhiệt do gắng sức thì da thường ẩm.

Vừa sơ cứu làm mát cho bệnh nhân, vừa gọi ngay xe cấp cứu. Ảnh minh họa.

Vừa sơ cứu làm mát cho bệnh nhân, vừa gọi ngay xe cấp cứu. Ảnh minh họa.

Sơ cứu khi có người bị sốc nhiệt

Theo khuyến cáo của TS.BS Nguyễn An Tuấn, Trưởng phòng Cấp cứu tổng hợp, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), khi thấy một người nghi ngờ sốc nhiệt, say nắng với biểu hiện như: mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, nôn ói thì phải khẩn trương sơ cứu hạ thân nhiệt cho người bệnh.

Việc sơ cứu ban đầu cho người bị sốc nhiệt rất quan trọng, quyết định đến việc điều trị và di chứng sau này. Trẻ em bị sốc nhiệt có thể đe dọa đến tính mạng nếu như không được xử trí kịp thời. Vì vậy khi thấy có người bị sốc nhiệt :

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới chỗ mát, cởi bớt quần áo và chườm mát vào vùng cổ, nách, bẹn, lau người toàn thân. Nên sử dụng túi chườm, hoặc vải thấm nước lạnh. Có thể dùng vòi nước mát, hay xô nước mát xối lên người… Có thể tưới nước mát, hoặc nước hơi ấm lên người nạn nhân, quạt để thúc đẩy ra mồ hôi và bốc hơi... đồng thời gọi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện. Nếu xe cấp cứu ở xa, hoặc không đến ngay được thì hỏi nhân viên y tế cách sơ cứu nạn nhân.

- Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và có thể uống, hãy cho uống nước mát hoặc nước lạnh không chứa cồn và cafein.

- Theo dõi thân nhiệt của nạn nhân thường xuyên, liên tục làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38,3 - 38,8 độ C.

- Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân vì không có giá trị khi bị sốc nhiệt.

– Cho trẻ/ bệnh nhân uống nước (không có cồn hoặc các chất kích thích) nếu trẻ/bệnh nhân có thể uống được.

– Cho trẻ/ bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xử trí kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, say nắng, sốc nhiệt có nguy cơ xảy ra rất cao trong những ngày nắng nóng với tất cả mọi người. 

Phòng tránh sốc nhiệt

Phòng tránh sốc nhiệt là khi trời nắng nóng cần hạn chế ra đường vào những ngày nắng nóng, nhất là trẻ em. Cha mẹ không nên cho trẻ hoạt động hay chơi quá lâu trong môi trường thời tiết nóng bức. Người lớn cũng không nên lao động, đi lại dưới trời nắng nóng cao điểm. Nếu buộc phải ở dưới trời nắng nóng lâu cần bổ sung nước, dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị sốc nhiệt.

– Uống nhiều nước, nên chia ra uống nhiều lần trong ngày và không nên để trẻ cảm thấy khát nước rồi mới uống.

– Mặc đồ thoáng và nhẹ, và tránh mặc quá nhiều lớp áo.

– Nên cho trẻ tập thể dục vào những thời điểm mà nhiệt độ môi trường ít nóng nhất.

– Hạn chế cho trẻ ra ngoài dưới thời tiết nắng nóng oi bức.

Điều quan trọng phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm.

- Nếu phải hoạt động (lao động, đi học...) nhiều trong những ngày nóng, cần bổ sung các chất điện giải (natri) và nước cho cơ thể. Uống nhiều nước (nước lọc và các thức uống thể thao bù muối và chất khoáng, các loại nước giải nhiệt...

- Tránh uống các thức uống có cồn, cafein và đường vì có thể gây mất nước.

- Thường xuyên nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ, sáng màu.

- Người lao động cần mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời.

- Tăng cường rèn luyện sức khỏe, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Học cách xử trí khi gặp các vấn đề liên quan đến nắng nóng.

Có thể chống nắng bằng việc bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu. Có thể thay đổi giờ học, làm việc sớm hơn 30 phút so với các mùa khác (ví như từ 7h30 lên 7 giờ sáng) để bớt phải đi lại lúc trưa nắng. Hoặc buổi chiều thì hoạt động sau 16 giờ khi trời đã dịu bớt nắng nóng.

Ngọc Hà

Uyển Hương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 23 phút trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 32 phút trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 4 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top