Những "đêm trắng" nhọc nhằn của tài xế chở FO, F1 ở CDC Quảng Bình
GiadinhNet - Cũng là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, họ góp phần quan trọng để công tác phòng chống dịch được triển khai nhanh chóng hiệu quả. Những tài xế chở F0, F1 vẫn thầm lặng cống hiến cho công việc ý nghĩa của mình dù ít được nhắc đến, ít được ngợi ca.
Từ khi Quảng Bình có ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng, đến nay đã có hơn 1 ngàn ca nhiễm mới được nghi nhận, cùng với đó là hàng ngàn F1 và các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan khác. Để đưa những trường hợp F0 và F1 đi điều trị, cách li kịp thời các tài xế xe cứu thương đã tất bật suốt ngày đêm chỉ những phút chợp mắt ngắn.

Anh Trần Xuân Vĩ cùng “Bạn đồng hành” là chiếc xe cứu thương thực hiện các cuộc chuyển F.
Chia sẻ với PV về những hành trình ý nghĩa đó, anh Trần Xuân Vĩ (SN 1985) lái xe tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Quảng Bình, anh cũng không nhớ nổi mình đã chở bao nhiêu ca F0, F1 đến khu điều trị, cách ly tập trung. Cứ hễ có thông báo là anh cùng "đồng đội" lại lên đường thực hiện nhiệm vụ.
Đã hơn 1 tháng nay anh Vĩ luôn túc trực tại cơ quan để sẵn sàng đưa cán bộ, nhân viên y tế đi lấy mẫu bệnh phẩm, truy vết, chuyển các F tới khu cách ly, điều trị. Cũng chừng đó thời gian anh phải xa người vợ mới sinh cùng 2 con nhỏ.
"Từ ngày 21/7, mình ở lại cơ quan sau những lần làm nhiệm vụ, để khi có nhiệm vụ mới là đi ngay. Mặt khác cũng là để phòng tránh cho người thân trong gia đình, bởi mình thường xuyên tiếp xúc với các ca bệnh. Vợ mới sinh 3 tháng đành nhờ ngoại chăm vì nội ở xa, dịch không vào được. Nhớ vợ và 2 con lắm, lúc rảnh rỗi là gọi ngay về nhà", anh Vĩ cho biết.

Bất kể thời tiết, những chuyến xe chuyển F vẫn miệt mài lăn bánh, thực hiện nhiệm vụ.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, trong những hành trình chuyển F anh và đồng nghiệp luôn phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ. Bởi đón những người F0, F1 đi điều trị, cách ly không phải là những cuộc đưa đón bình thường mà những tài xế luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.
Những ngày Quảng Bình nắng nóng, trong cabin xe cấp cứu nóng hầm hập, khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, trên gương mặt tài xế chuyển F nhễ nhại mồ hôi.
"Có nóng quá, mồ hôi có chảy cay mắt, nhòe mắt cũng phải chịu chứ đưa tay hay vật gì lau mặt thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Phải đợi đến khi hoàn thành nhiệm vụ, sát khuẩn rồi mới lau được mồ hôi để đảm bảo an toàn", anh Vĩ chia sẻ.

Những lần trắng đêm thực hiện nhiệm vụ của anh Vĩ.
Nói thêm về công việc của mình anh Vĩ cho biết, công việc thất thường về thời gian, khi nào có thông tin về ca mắc mới hay F1 cần vận chuyển là lại lên đường đi ngay. Thời gian ngồi trước vô lăng dường như nhiều hơn là thời gian nghỉ ngơi. Có nhiều lần anh và đồng nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ xuyên đêm. Cứ tận dụng được thời gian ngắn nào để nghỉ ngơi là họ tận dụng để đảm bảo sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ.
Trong những lần chuyển F đó, những tài xế như anh Vĩ ngoài đối mặt với nguy hiểm cũng phải đối mặt với những tình huống tréo ngoe mà dịch bệnh gây ra. Nhiều F0, F1 đủ mọi lứa tuổi tỏ ra hoảng sợ khi phát hiện mình bị bệnh, có nguy cơ cao mắc bệnh. Anh vẫn nhớ gương mặt thất thần, hoảng hốt của nhiều bệnh nhân.

Trong cabin xe cấp cứu nóng hầm hập, khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, trên gương mặt tài xế chuyển F nhễ nhại mồ hôi.
Câu chuyện anh Vĩ nhớ nhất là lần đón một F0 6 tuổi đi điều trị. Thân hình bé nhỏ trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình. Khi được hướng dẫn cháu nhỏ ngoan ngoãn bước lên xe. Vì thương con, người mẹ là F1 khóc nấc khi con phải đi điều trị mà không có mẹ, thấy thế cháu nhỏ cũng khóc nấc lên. Khi ấy khóe mắt của anh Vĩ cũng cay xè.
"Khi thấy cháu nhỏ khóc mắt mình cũng cay, vì mình cũng có con nhỏ, hiểu được cảm giác lo lắng của người làm cha, làm mẹ và thương cháu còn nhỏ mà phải xa cha mẹ đi một nơi xa lạ điều trị bệnh", anh Vĩ tâm sự.
Rồi có những bệnh nhân mắc COVID-19 sức khỏe không được tốt, việc lên xuống xe cứu thương gặp khó khăn, biết có nguy hiểm nhưng anh Vĩ vẫn sẵn sàng hỗ trợ họ lên xe.
"Tiếp xúc quá gần bệnh nhân cũng sợ, nhưng mình trang bị đủ các trang thiết bị phòng dịch nên cũng an tâm giúp đỡ người bệnh", anh Vĩ nói.

Những đồng đội của anh Vĩ trong Tổ vận chuyển F.
Thời gian gần đây anh Vĩ đã có thêm 3 "Đồng đội" cùng làm nhiệm vụ chuyển F khi UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định thành lập Tổ vận chuyển các ca nhiễm và nghi nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn do anh Vĩ là tổ trưởng. Trong đó có anh Trần Thanh Hải công tác tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình và 2 cha con tình nguyện viên Đặng Tri Thông Đặng Minh Trí.
Trước đó, Minh Trí đã đưa xe cứu thương ra Bắc Giang rồi cùng ba vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch. Khi dịch bùng phát tại quê nhà hai ba con này lại tất bật đưa xe về Quảng Bình hỗ trợ quê hương chống dịch.
Hùng Trần

Gặp tai nạn nguy kịch, nam thanh niên bị gãy xương sườn, tổn thương phổi được bác sĩ cứu sống
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Kết quả chụp vi tính toàn thân cho thấy, nam thanh niên bị dị vật xuyên thành ngực làm gãy xương sườn số 8, số 10 trái, tổn thương nhu mô phổi gây chảy máu, khí trong màng phổi và thành ngực trái.

Bé trai ở Hà Nội suýt chết vì ngã vào que têm trầu nhọn
Y tế - 14 giờ trướcBé trai 10 tuổi, ở Hà Nội, đang trèo lên ghế vô tình ngã vào bình vôi, bị chiếc que têm trầu nhọn đâm vào lưng đến gần tim.

Bị từ chối tình cảm, thanh niên 17 tuổi uống thuốc sâu tự tử
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Do yêu bạn gái nhưng không được đáp lại tình cảm nên thanh niên này đã dùng thuốc sâu để tìm tới cái chết.

Kinh hãi cô gái 28 tuổi nhiễm sán dây bò vì món ăn quen thuộc nhiều người vẫn thích mê
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời của bệnh nhân, chị có thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống khoảng 3-4 lần/tháng. Gần đây khi thấy xuất hiện dấu hiệu đau bụng, ngứa hậu môn, đại tiện phân lỏng ra sán

Bác sĩ cảnh báo về những hiểm nguy phía sau vụ bé gái 13 tuổi sinh con
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa tiếp nhận và đỡ đẻ thành công cho một thai phụ 13 tuổi. Đáng chú ý, sau khi sinh, gia đình thai phụ này có ý định bỏ lại em bé hoặc đem cho. Sau khi được các bác sĩ động viên, gia đình đã đồng ý đưa 2 mẹ con về.

Khó thở tưởng vì béo phì, hóa ra bị khối u hiếm gặp
Y tế - 1 ngày trướcNgười đàn ông 30 tuổi khó thở kéo dài và ngày càng nặng hơn vì một khối u lớn, chèn kín đường thở.

Nhập việc cấp cứu do ăn thanh trà sai cách, chuyên gia khuyến cáo cần tránh sai lầm này khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Hạt thanh trà có đường kính to, lại cứng nên nó chính là thủ phạm gây ra hiện tượng tắc đường tiêu hóa, thậm chí nếu để lâu hơn sẽ dẫn đến hoại tử đường ruột và những hậu quả khó lường khác.

Thông tin mới nhất từ BV Bạch Mai về sức khỏe toàn bộ bệnh nhi của Trường tiểu học Kim Giang trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi có kết quả kiểm tra lại xét nghiệm, các cháu bé của Trường tiểu học Kim Giang bị nghi ngộ độc thực phẩm đã được cho ra viện vào cuối giờ chiều nay (29/3).

Tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ, cụ bà nhập viện vì bị hồi hộp quá mức, hoảng loạn
Y tế - 4 ngày trướcMất ngủ nhiều ngày, cụ bà 73 tuổi đã tự ý dùng một loại thuốc ngủ để điều trị. Sau vài ngày uống thuốc bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu lo lắng, hồi hộp quá mức, thi thoảng có những cơn hoảng loạn kèm sợ hãi.

Người đàn ông mang thủ phạm gây bệnh ung thư giống chị gái
Y tế - 4 ngày trướcChị gái qua đời vì ung thư đại tràng, nam thanh niên cũng phát hiện mình mang nhiều polyp có thể gây ra căn bệnh này.

Nhập việc cấp cứu do ăn thanh trà sai cách, chuyên gia khuyến cáo cần tránh sai lầm này khi ăn
Y tếGĐXH - Hạt thanh trà có đường kính to, lại cứng nên nó chính là thủ phạm gây ra hiện tượng tắc đường tiêu hóa, thậm chí nếu để lâu hơn sẽ dẫn đến hoại tử đường ruột và những hậu quả khó lường khác.